Đất khai hoang trước năm 1990 có làm được sổ đỏ?

25/12/2023 | 07:32 18 lượt xem Tài Đăng

Chào Luật sư, vào năm 1979 gia đình tôi quyết định nam tiến để mở rộng diện tích đất khai hoang theo thư vận động của nhà nước. Nhờ chăm chỉ làm việc, gia đình tôi đã khai khẩn được 5 ha đất hoang và sử dụng ổn định cho đến nay tại vùng tứ giáp Long Xuyên. Tuy nhiên để đảm bảo cho việc sử dụng đất sau này, nay gia đình tôi quyết định đăng ký làm sổ đỏ. Thế nên, Luật sư có thể cho tôi hỏi đất khai hoang trước năm 1990 có làm được sổ đỏ?

Để giải đáp câu hỏi trên của quý đọc giả, Luật đất đai xin phép giải đáp thông qua bài viết tham khảo dưới đây.

Đất khai hoang trước năm 1990 là gì?

Nhằm tăng diện tích đất nông nghiệp trên phạm vi cả nước, trong khoảng thời gian kể từ đất nước được thống nhất, nhà nước Việt Nam đã nhiều lần vận động người dân nam tiến khai khẩn đất hoang, phát triển nông nghiệp. Từ đó dẫn đến có rất nhiều diện tích đất khai hoang được khai khẩn và được sử dụng phát triển nông nghiệp tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2013 quy định về việc khuyến khích đầu tư vào đất đai như sau:

“Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các việc sau đây:

1. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất;

2. Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

3. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất”

Đất khai hoang trước năm 1990 có làm được sổ đỏ?

Đất khai hoang trước năm 1990 có làm được sổ đỏ hay không là một trong những câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Theo quy định của pháp luật nếu người dân Việt Nam khai khẩn và sử dụng đất đai trước 1990 và sử dụng ổn định lâu dài cho đến ngày nay thì hoàn toàn có thể làm sổ đỏ. Ngược lại nếu mảnh đất khai hoang đó mặc dù đang sử dụng những lại có tranh chấp thì không thể làm sổ đỏ được.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về đất khai hoang như sau:

“4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.”

Đất khai hoang trước năm 1990 có làm được sổ đỏ?
Đất khai hoang trước năm 1990 có làm được sổ đỏ?

Hồ sơ làm sổ đỏ đất khai hoang trước năm 1990

Hồ sơ làm sổ đỏ đất khai hoang trước năm 1990 sẽ được áp dụng giống như hồ sơ xin được cấp sổ đỏ lần đầu. Hồ sơ H làm sổ đỏ đất khai hoang trước năm 1990 bao gồm mẫu đơn đăng ký cấp sổ đỏ theo mẫu số 04a/ĐK, giấy chứng nhận thực hiện nghĩa vụ tài chính khi nộp hồ sơ, giấy xác nhận không có tranh chấp xảy ra và giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về việc sử dụng đất ổn định lâu dài.

(3)  Thành phần, số lượng hồ sơ:

  Thành phần hồ sơ bao gồm:

(1)  Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;

(3)  Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất – nếu có (bản sao).

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ”

Thủ tục làm sổ đỏ đất khai hoang trước năm 1990

Thủ tục làm sổ đỏ đất khai hoang trước năm 1990 có thể thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Tùy thuộc vào vị trí địa lý thuận lợi mà bạn có thể nộp hồ sơ giải quyết tại một trong hai cơ quan này. Sau khi nộp hồ sơ thành công, phía cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành tiếp nhận và xem xét việc cấp sổ đỏ lần đầu cho đất khai hoang trước năm 1990.

(1)  Trình tự thực hiện:

– Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc địa điểm theo nhu cầu đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục theo nhu cầu về địa điểm.

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

– Văn phòng đăng ký đất đai cập nhật thông tin thửa đất đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có).

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đất khai hoang trước năm 1990 có làm được sổ đỏ?″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm có thể giúp cho quý đọc giải trong các vấn đề như Mức bồi thường thu hồi đất . Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Cách thức đăng ký đất khai hoang làm sổ đỏ?

Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc địa điểm theo nhu cầu đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục theo nhu cầu về địa điểm.
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ làm sổ đỏ đất khai hoang?

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
– Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã.

Đối tượng được phép làm sổ đỏ đất khai hoang tại Việt Nam?

– Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

5/5 - (1 vote)