Tại Việt Nam, tùy từng thời kỳ mà sẽ có các loại giấy chứng nhận sử dụng đất khác nhau. Nhưng dân ta thường gọi chung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là sổ đỏ, đây là từ ngữ đã quá quen thuộc mà ai cũng đã từng nghe qua ít nhất một lần, nhưng không phải ai cũng hiểu hết giá trị của cuốn sách này. Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa sổ đỏ và sổ hồng. Và có người thắc mắc là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ có dùng được không? Hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu nội dung này qua bài viết sau đây nhé
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu cũ được cấp khi nào?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những loại giấy tờ quan trọng bắt buộc phải có khi người dân muốn chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của mình. Đây là một loại giấy tờ pháp lý để thực hiện các quyền của chủ sử dụng đất đối với đất. Căn cứ Nghị định 88/2009/NĐ-CP và Thông tư 17/2009/TT-BTNMT, sổ đỏ theo mẫu cũ là sổ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất trước ngày 10.12.2009. Sổ theo mẫu cũ có tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Theo đó, trước ngày 10.12.2009, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Mỗi loại giấy chứng nhận này được sử dụng để chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu của từng loại tài sản khác nhau, đó là nhà, đất và do các cơ quan ban hành khác nhau (Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Xây dựng).
Để khắc phục những bất cập, từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi pháp lý là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (có bìa màu hồng cánh sen).
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ có dùng được không?
Khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10.12.2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp người đã được cấp giấy chứng nhận trước ngày 10.12.2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của luật này.
Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu cũ được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn còn giá trị pháp lý. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu cấp đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới (mẫu có bìa màu hồng cánh sen) thì được cấp đổi.
Hồ sơ, thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận cũ sang giấy chứng nhận mới
Hồ sơ, thủ tục đổi sổ đỏ cũ sang sổ mới không quá phức tạp và khó thực hiện tuy nhiên vẫn nhiều người chưa hiểu nắm rõ về hồ sơ và quy trình thực hiện dẫn đến làm thủ tục này mất nhiều rất nhiều thời gian và công sức, tiền bạc. Luật đất đai khái quát lại những hồ sơ, giấy tờ và quy trình thủ tục đổi sổ đỏ cũ sang sổ đỏ mới:
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT:
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận
1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng”.
Người thực hiện thủ tục có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Trường hợp không nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì có thể:
– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
– Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện
Thời gian thực hiện: Không quá 07 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày (căn cứ theo quy định tại Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).
Như vậy, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm có:
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
- Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
Trình tự, thủ tục
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và Nộp hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhận có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc đăng ký nộp hồ sơ tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện ( huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương) hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai. Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.
Bước 2:Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết yêu cầu
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:
- Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị lí do cấp đổi giấy chứng nhận;
- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và những tài sản gắn liền với đất;
- Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
Bước 4: Trả kết quả
Thời gian thực hiện khôn g quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ không quá 50 ngày.
Đối với những xã miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, cùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng lên 10 ngày.
Vấn đề “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ có dùng được không?” đã được Luật đất đai cung cấp trong bài viết phía trên đây. Hãy theo dõi chúng tôi để tìm hiểu thêm về kiến thức pháp luật liên quan đến đất đai nhé.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục đính chính sổ đỏ từ hộ sang cá nhân 2023
- Có được chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo hay không?
- Quy định về mức phí chuyển nhượng đất trồng lúa chi tiết
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào khoản 1 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.
Như vậy, trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.
Tại mục b3 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định về mức thu cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở như sau:
“b.3. Lệ phí địa chính
Lệ phí địa chính là khoản thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính.
Mức thu: Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp
Như vậy, mỗi tỉnh sẽ ban hành mức thu cụ thể nhưng tối đa không quá 50.000 đồng/giấy