Những trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm về đất đai năm 2023

12/09/2023 | 09:29 14 lượt xem Bảo Nhi

Đất đai được xem như một loại tài sản vô cùng đặc biết cũng như đây là loại hàng hóa có giá trị lớn và được người dân Việt Nam giữ gìn. Mặc dù vậy, trong khi sử dụng đất cũng xuất hiện những trường hợp sử dụng đất sai mục đích sẽ bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai, Chính vì vậy với khi gặp những trường hợp như vậy Cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng biện pháp thu hồi lại diện tích đất đó. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm về đất đai” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Thu hồi đất là gì?

Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai là hành vi vi phạm trong khi sử dụng và việc quản lý,…đất đai của chủ sở hữu đất. Người sử dụng đất khi đã có những vi phạm pháp luật về đất đai có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hay cũng có thể có thể bị Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất theo quy định.

Căn cứ theo quy định khoản 11 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thu hồi đất được hiểu là trường hợp Nhà nước ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đang thuộc quyền sử dụng đất của người khác nếu người này có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất.

Khi có quyết định thu hồi đất thì hộ gia  đình, cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất có nghĩa vụ phải trả lại phần đất thuộc diện thu hồi mà họ đang sử dụng cho Nhà nước. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào Nhà nước cũng có thể tự lấy đất từ phía người dân, mà hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại Điều 16 và các điều từ Điều 61 đến Điều 65 Luật đất đai năm 2013 thì Nhà nước chỉ được thực hiện việc thu hồi đất nếu việc thu hồi đất thuộc một trong những trường hợp mà pháp luật quy định.

Trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm về đất đai

Những trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm về đất đai năm 2023

Những văn bản có liên quan đến đất đai đang được đã có nhiều điểm mới về chính sách thu hồi đất để có thể khắc phục được một số bất cập khi người dân vi phạm những vấn đề trong quy định của pháp luật cũng như để có thể bảo đảm tốt hơn quyền lợi của chủ sở hữu mảnh đất đó đất bị thu hồi.

Căn cứ Điều 64 Luật Đất đai năm 203, sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã quy định về trường hợp Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai, bao gồm: 

Thứ nhất, sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm. Đây là trường hợp cá nhân, tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích sử dụng đất được ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Có thể coi đây là trường hợp được đặt ra để “xử lý” người sử dụng đất khi có hành vi tái phạm.

Thứ hai, người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất. Đây là hành vi người sử dụng đất có những tác động làm gây ảnh hưởng đến bản chất đất khiến đất mất đi giá trị sử dụng. Diện tích đất trở nên cằn cõi, không thể khai thác được, làm mất hoặc giảm độ dày tầng đất đang canh tác. 

– Đất được giao, cho thuê đất không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền, chẳng hạn: Trường hợp người đứng đầu điểm dân cư giao đất hoặc Ủy ban nhân dân xã, các cấp giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai; hay như tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng lại tự cắt đất, bố trí cho công chức, cán bộ sử dụng.  

– Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng nhưng đã tự phân phối, bố trí cho cán bộ, công nhân viên, xã viên để sử dụng làm nhà ở và các mục đích khác.

– Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho.

– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm. Khi người sử dụng đất được Nhà nước giao đất để quản lý mà bị lấn, chiếm thì sẽ không bị thu hồi đất. Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức thực hiện việc quản lý đất đai.

– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành. 

– Đất trồng cây hằng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

Trình tự thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật

Thu hồi đất xảy ra khi thuộc một trong những trường hợp người dân có những vi phạm khi đó Nhà nước được phép thu lại quyền sử dụng đất. Để có thể thực hiện thủ tục thu hồi đất do có những hành vi vi phạm pháp luật sẽ được thực hiện như sau:

Trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai được quy định tại Điều 66 Nghị dịnh 43/2014/NĐ-CP.

Bước 1: Người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản xác định hành vi vi phạm để làm căn cứ quyết dịnh thu hồi đất.

Biên bản xác định hành vi vi phạm làm căn cứ quyết định thu hồi đất:

– Là văn bản xử phạt hành chính trong trường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất. Được xác lập khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

– Trong trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính thì biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã làm chứng để làm căn cứ quyết định thu hồi đất và được lập theo quy định sau đây:

+ Cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, thanh tra để xác định hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, g, h và i khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai. (Khoản 44 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP)
+ Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản, người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất.

Bước 2: Cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm tra, xác minh thực địa (khi cần thiết), trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất.

Bước 3: Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất.

UBND cấp có thẩm quyền thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Lưu ý:

Thẩm quyền thu hồi đất được quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

– Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

– Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

– Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

– Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Bước 4: Cập nhật, chỉnh lý dữ liệu cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Cơ quan tài nguyên và môi trường có thẩm quyền thực hiện công việc trên.

Lưu ý: Đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận thì thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý tới người sử dụng đất.

Bước 5: Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (nếu người sử dụng đất không hợp tác thực hiện thủ tục thu hồi đất)

UBND cấp có thẩm quyền tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.

Bước 6: Quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng

Tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý quỹ đất sau thu hồi và được giải phóng mặt bằng để cơ quan nhà nước giao, cho thuê hoặc đấu thầu cho các mục đích khác nhau.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Vấn đề “Trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm về đất đai” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Luật đất đai cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc về các vấn đề như Mô tả quy trình thực hiện thống kê đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất?

Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật
Theo Điều 92 Luật Đất đai 2013 quy định:
Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất
Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.

Đất được Nhà nước giao để thực hiện dự án đầu tư mà không sử dụng trong thời gian bao lâu thì bị thu hồi?

Căn cứ điểm I khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013; quy định đất được Nhà nước giao để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng.
Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng; thì Nhà nước thu hồi đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

5/5 - (2 votes)