Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng là gì?

05/10/2023 | 08:47 18 lượt xem Loan

Hợp đồng xây dựng là loại hợp đồng được coi là phức tạp đối với các dự án xây dựng lớn như khu đô thị, trung tâm mua sắm, chung cư, v.v. Theo đó, doanh nhân là chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Nhà thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi nhà thầu là chủ đầu tư. Nhà thầu phụ xuất hiện khi nhà thầu là tổng thầu. Nếu mẫu hợp đồng xây dựng không được thực hiện cẩn thận có thể gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ thể tham gia hợp đồng. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm trong bài viết “Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng năm 2023” của Luật đất đai.

Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng năm 2023

Hợp đồng xây dựng bao gồm nhiều hoạt động với nội dung đa dạng và phức tạp. Để đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án, nhà thầu có thể chia công việc thành nhiều phần nhỏ hơn để giao cho nhiều nhà thầu khác nhau có chuyên môn sâu về một hạng mục nhất định. Nhà thầu cần có sự hỗ trợ từ bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng. Bên thứ ba ở đây có thể là nhà thầu phụ, nhà cung cấp, nhà thầu liên doanh, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, v.v.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Cũng như những loại hợp đồng khác, việc ký kết hợp đồng xây dựng phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, cụ thể tại Khoản 2 Điều 138 Luật xây dựng 2014 và Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng như sau:

  • Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
  • Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
  • Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
  • Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
  • Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật vềxây dựng. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Đối với nhà thầu chính nước ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
  • Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợpchủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng.
  • Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
  • Giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồngxây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói thầu được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng

Hướng dẫn điều chỉnh hợp đồng xây dựng

Theo quy định của Luật Xây dựng 2014, hợp đồng xây dựng được thỏa thuận bằng để thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc trong quá trình hoạt động đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của các dự án xây dựng, đặc biệt là các dự án có mục đích thương mại nên các vấn đề pháp lý liên quan đến loại hợp đồng này được quy định chi tiết tại Nghị định 37/2015/ND-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

Trong trường hợp các bên muốn điều chỉnh hợp đồng thì hợp đồng xây dựng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 143 LXD, cụ thể:

  • Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật xây dựng và pháp luật khác có liên quan;
  • Khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
  • Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
  • Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Đối với hợp đồng xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước còn phải tuân thủ các quy định sau:

  • Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian;
  • Đơn giá trong hợp đồng được điều chỉnh theo nội dung, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh hợp đồng được các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Khi điều chỉnh hợp đồng làm thay đổi mục tiêu đầu tư, thời gian thực hiện hợp đồng, làm vượt dự toán gói thầu xây dựng được duyệt thì phải được người quyết định đầu tư cho phép.

Đồng thời việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng phải tuân theo nguyên tắc là chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng (Khoản 1 Điều 36 Nghị định 37/2015/NĐ-CP) và các điều kiện khác quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 36 Nghị định 37/2015/NĐ-CP đối với hợp đồng trọn gói và điều chỉnh giá hợp đồng.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý. Chúng tôi sẽ giải quyết hay cung cấp các dịch vụ về giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa an cho khách hàng, làm các một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là khi nào?

Là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng. Đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu thì bên giao thầu đã nhận được đảm bảo thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu.

Chủ thể ký kết hợp đồng xây dựng là gì?

Nếu bên giao thầu là chủ đầu tư thì bên nhận thầu là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
Nếu bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính thì bên nhận thầu là nhà thầu phụ.

5/5 - (1 vote)