Mẫu hợp đồng mua bán đất trồng lúa – Tải miễn phí

23/05/2023 | 02:30 131 lượt xem Bảo Nhi

Mẫu giấy mua bán đất đất trồng lúa hay còn được gọi là mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp đây được xem như một trong các giấy tờ quan trọng cũng như bắt buộc phải có khi hộ gia đình, cá nhân mong muốn được chuyển nhượng/mua bán với cá nhân, hộ gia đình hay các tổ chức khác. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu hợp đồng mua bán đất trồng lúa” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Khái niệm hợp đồng mua bán đất trồng lúa

Hợp đồng mua bán ruộng đất là sự thỏa thuận của cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức sử dụng, theo đó bên bán sẽ chuyển quyền sử dụng ruộng đất của bản thân/ theo ủy quyền cho bên mua còn bên mua sẽ trả tiền cho bên bán.

Hợp đồng mua bán ruộng đất được lập ra nhằm xác nhận việc thực hiện việc mua bán ruộng đất của các bên. Đồng thời hợp đồng này còn là căn cứ pháp lý đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng. Và chính là cơ sở để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Nội dung chính của hợp đồng mua bán đất trồng lúa

– Thông tin của các bên tham gia kết hợp đồng

–  Đối tượng hợp đồng

– Giá và phương thức thanh toán

– Thuế, phí, lệ phí

– Thời hạn thực hiện hợp đồng

– Điều khoản về đặt cóc

– Ca kết của các bên

– Điều khoản về vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

– Điều khoản chấm dứt hợp đồng

– Hiệu lực của hợp đồng.

Các nhóm đất nông nghiệp được phép chuyển nhượng

Các chủ thể khi có nhu cầu mua bán, cần xem xét đối tượng của hợp đồng có được pháp luật cho phép mua bán hay không. Dựa theo Điều 13 Luật Đất đai 2013 thì các mục đích sử dụng trong nhóm đất nông nghiệp được phép chuyển nhượng gồm:

– Đất sản xuất nông nghiệp.

– Đất lâm nghiệp.

– Đất nuôi trồng thuỷ sản.

– Đất làm muối.

Qua đó, các mục đích chuyển nhượng cũng phải tuân thủ ý nghĩa, quy hoạch trong sử dụng đất nông nghiệp của nhà nước.

Mẫu hợp đồng mua bán đất trồng lúa

Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng mua bán đất trồng lúa

Mẫu hợp đồng mua bán đất trồng lúa chuẩn quy định mới

Hình thức của hợp đồng mua bán đất nông nghiệp viết tay:

Phải lập thành văn bản và phải đi công chứng/chứng thực. Do đối tượng giao dịch là đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng. Cho nên có thể lập thành văn bản viết tay hoặc đánh máy. Trong đó chữ ký, đóng dấu thì không được đánh máy, sử dụng hình ảnh.

Trường hợp các bên xác lập giao dịch bằng giấy viết tay sẽ có những rủi ro nhất định. Khi đó, có thể không mang đến các cam kết chắc chắn, chặt chẽ cho quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng được tiếp cận. Do đó các nội dung cần phải triển khai, quán triệt chặt chẽ.

Để đảm bảo có căn cứ rõ ràng khi có tranh chấp phát sinh, các bên phải lựa chọn hình thức hợp đồng bằng văn bản có công chứng/chứng thực theo quy định để có giá trị pháp lý. Bởi đất đai là đối tượng giao dịch, chuyển nhượng, sử dụng có đăng ký, có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Cấu trúc của hợp đồng:

Hợp đồng mua bán đất nông nghiệp viết tay về bản chất là một hợp đồng dân sự. Ở đây, các bên hoàn toàn có thể tự do thỏa thuận trong phạm vi quyền lợi được pháp luật trao. Nên ngoài các phần bắt buộc theo cấu trúc của một hợp đồng thì về các điều khoản nội dung trong hợp đồng, các bên có thể xem xét, thoả thuận theo yêu cầu của mình.

Việc quy định càng chặt chẽ cách thức tuân thủ hợp đồng giúp hạn chế tranh chấp. Cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng trong từng tranh chấp thực tế.

Nội dung mẫu hợp đồng mua bán đất nông nghiệp viết tay:

Các yêu cầu về nội dung điều khoản thỏa thuận:

– Hợp đồng phải đảm bảo không trái đạo đức hay trái pháp luật theo điều khoản của Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015.

– Hợp đồng sẽ bị vô hiệu ngay nếu vi phạm vào những điều cấm trong Điều 128 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Các nội dung triển khai theo trình tự sau:

Các nội dung chính của một hợp đồng mua bán đất nông nghiệp viết tay đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ trong tiến hành mua bán, chuyển quyền sử dụng. Bao gồm có các phần sau đây:

Phần đầu: Quốc hiệu tiêu ngữ.

Tên hợp đồng:

Phải thể hiện được nội dung chính của hợp đồng mua bán. Xác định được đối tượng của hợp đồng là gì? Giao dịch được thực hiện là giao dịch gì?

Ví dụ tên hợp đồng: HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

– Phần I: Thông tin của hai bên ký kết hợp đồng:

Đây là các thông tin cá nhân, hộ gia đình. Đây là các chủ thể có quyền sở hữu, chuyển giao đối với đất nông nghiệp đang sở hữu. Thể hiện được cách thức liên hệ cũng như liên lạc của chủ thể thực hiện giao dịch. Bao gồm:

+ Cần ghi rõ họ tên, ngày sinh.

+ Số giấy tờ tùy thân.

+ Địa chỉ cư trú: Địa chỉ cụ thể, nếu có cả số nhà, tên đường thì cũng phải ghi vào phần thông tin.

+ Cách thức liên hệ. Như số điện thoại, email,….

– Phần II: Nội dung hợp đồng:

Tuỳ điều kiện cụ thể do các bên thoả thuận nhưng cần đảm bảo các nội dung:

– Thông tin về thửa đất;

– Giá trị của đất khi bán;

– Phương thức, địa điểm, thời gian chuyển giao đất;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên;

– Phương thức giải quyết tranh chấp; Thỏa thuận và thống nhất về cách thức giải quyết tranh chấp, hoặc thỏa thuận về Tòa án sẽ khởi kiện để giải quyết tranh chấp phát sinh.

– Các điều khoản khác. Như các cam kết của các bên đối với việc tuân thủ hợp đồng. Cam kết về các nội dung được trình bày bên trên là đúng sự thật khách quan.

– Phần III: Các bên ký và ghi rõ họ tên.

Sau đó, hợp đồng phải được thực hiện công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề Mẫu hợp đồng mua bán đất trồng lúa“. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Hãy theo dõi Luật đất đai để tìm hiểu thêm các vấn đề pháp luật về đất đai nhé.

Câu hỏi thường gặp

Hình thức của hợp đồng mua bán đất ruộng viết tay như thế nào?

Phải lập thành văn bản và phải đi công chứng/chứng thực. Do đối tượng giao dịch là đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng. Cho nên có thể lập thành văn bản viết tay hoặc đánh máy. Trong đó chữ ký, đóng dấu thì không được đánh máy, sử dụng hình ảnh.
Trường hợp các bên xác lập giao dịch bằng giấy viết tay sẽ có những rủi ro nhất định. Khi đó, có thể không mang đến các cam kết chắc chắn, chặt chẽ cho quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng được tiếp cận. Do đó các nội dung cần phải triển khai, quán triệt chặt chẽ.
Để đảm bảo có căn cứ rõ ràng khi có tranh chấp phát sinh, các bên phải lựa chọn hình thức hợp đồng bằng văn bản có công chứng/chứng thực theo quy định để có giá trị pháp lý. Bởi đất đai là đối tượng giao dịch, chuyển nhượng, sử dụng có đăng ký, có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Có được chuyển nhượng đất nông nghiệp hay không?

Căn cứ vào khoản 3 điều 191 luật đất đai 2013 có quy định các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. 
“Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa”.

5/5 - (1 vote)