Quy định 06 về giải quyết tranh chấp đất đai còn hiệu lực không?

26/09/2023 | 09:39 9 lượt xem Trà Lý

Quy định 06 hay gọi chính xác hơn là Quyết định 06/2018/QĐ-UBND được ban hành ngày 07/3/2018 về quy định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vậy, quy định 06 về giải quyết tranh chấp đất đai còn hiệu lực không? Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Luật đất đai để nắm được tình trạng pháp lý, nội dung nổi bật của Quy định 06 về giải quyết tranh chấp đất đai nhé.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:06/2018/QĐ-UBNDLoại văn bản:Quyết định
Nơi ban hành:Thành phố Hồ Chí MinhNgười ký:Nguyễn Thành Phong
Ngày ban hành:07/03/2018Ngày hiệu lực:17/03/2018
Ngày công báo:15/04/2018Số công báo:Số 22
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

Để giải quyết tranh chấp đất đai tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cần căn cứ vào quy định 06 về giải quyết tranh chấp đất đai hay còn được biết đến Quyết định 06/2018/QĐ-UBND của UBND thành phố Hồ Chính Minh ban hành ngày 07/3/2018 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 17/03/2018. Theo đó, quy định 06 về giải quyết tranh chấp đất đai có những nội dung quy định nổi bật bạn có thể theo dõi qua nội dung dưới đây.

Theo Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2018/QĐ-UBND quy định như sau:

Điều 9. Nội dung quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

1. Quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu phải có các nội dung sau:

a) Số phát hành và ngày, tháng, năm ban hành quyết định;

b) Họ tên, địa chỉ các bên tranh chấp và địa chỉ phần đất tranh chấp;

c) Nguồn gốc và quá trình sử dụng phần đất tranh chấp;

d) Các số liệu địa chính của phần đất tranh chấp, việc kê khai đăng ký đất qua các thời kỳ, việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các bên tranh chấp (nếu có), hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất và các nội dung khác có liên quan.

đ) Căn cứ pháp luật để giải quyết;

e) Nội dung giải quyết cụ thể đối với phần đất tranh chấp;

g) Quyền khiếu nại tiếp, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

2. Quyết định giải quyết tranh chấp lần hai phải có các nội dung sau:

a) Số phát hành và ngày, tháng, năm ban hành quyết định;

b) Họ tên, địa chỉ các bên tranh chấp và địa chỉ phần đất tranh chấp;

c) Nguồn gốc và quá trình sử dụng phần đất tranh chấp;

d) Các số liệu địa chính của phần đất tranh chấp, việc kê khai đăng ký đất qua các thời kỳ, việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các bên tranh chấp (nếu có), hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất và các nội dung khác có liên quan.

đ) Căn cứ pháp luật để giải quyết;

e) Kết luận nội dung tranh chấp là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ.

g) Kết luận về việc giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

h) Nội dung giải quyết cụ thể đối với phần đất tranh chấp;

i) Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Quy định 06 về giải quyết tranh chấp đất đai còn hiệu lực không?

Như vậy, nội dung của quy định 06 về giải quyết tranh chấp đất đai được xác định như sau:

Trường hợpNội dung quyết định
Giải quyết tranh chấp lần đầu– Số phát hành và ngày, tháng, năm ban hành quyết định;
– Họ tên, địa chỉ các bên tranh chấp và địa chỉ phần đất tranh chấp;
– Nguồn gốc và quá trình sử dụng phần đất tranh chấp;
– Các số liệu địa chính của phần đất tranh chấp, việc kê khai đăng ký đất qua các thời kỳ, việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các bên tranh chấp (nếu có), hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất và các nội dung khác có liên quan.
– Căn cứ pháp luật;
– Nội dung giải quyết cụ thể;
– Quyền khiếu nại tiếp, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
Giải quyết tranh chấp lần hai– Số phát hành và ngày, tháng, năm ban hành quyết định;
– Họ tên, địa chỉ các bên tranh chấp và địa chỉ phần đất tranh chấp;
– Nguồn gốc và quá trình sử dụng phần đất tranh chấp;
– Các số liệu địa chính của phần đất tranh chấp, việc kê khai đăng ký đất qua các thời kỳ, việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các bên tranh chấp (nếu có), hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất và các nội dung khác có liên quan.
– Căn cứ pháp luật;
– Kết luận nội dung tranh chấp là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ.
– Kết luận về việc giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của Chủ tịch UBND cấp huyện;
– Nội dung giải quyết cụ thể đối với phần đất tranh chấp;
– Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Tải quy định 06 về giải quyết tranh chấp đất đai

Quy định 06 về giải quyết tranh chấp đất đai được UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhằm quy định về giải quyết tranh chấp đất đai và cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Để tải xuống quy định 06 về giải quyết tranh chấp đất đai, hãy tải xuống Quyết định 06/2018/QĐ-UBND dưới đây nhé.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy định 06 về giải quyết tranh chấp đất đai còn hiệu lực không?” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp nhu cầu dùng dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới phí làm sổ đỏ đất thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM gồm những gì?

Theo khoản 6 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2018/QĐ-UBND quy định hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM gồm:
– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai hoặc bản ghi lời yêu cầu về giải quyết tranh chấp;
– Biên bản hòa giải của UBND xã;
– Quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu (đối với trường hợp nộp đơn khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu).
– Bản vẽ hiện trạng nhà đất, công trình xây dựng, hồ sơ địa chính có liên quan đến phần đất tranh chấp (nếu có);
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
– Các tài liệu khác có liên quan đến việc tranh chấp (nếu có).
Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp 01 bộ hồ sơ (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM là gì?

Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM được quy định tại Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2018/QĐ-UBND như sau:
Điều 8. Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai
Việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:
1. Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
2. Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
3. Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
4. Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
5. Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp tại TP Hồ Chí Minh được thực hiện dựa theo căn cứ nêu trên.

5/5 - (1 vote)