Trách nhiệm của tổng thầu xây dựng là gì?

06/09/2023 | 01:57 19 lượt xem Anh Vân

Tổng thầu xây dựng là đơn vị tổ chức nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình nào đó bằng hợp đồng với chủ đầu tư xây dựng. Với vai trò như trên thì tổng thầu xây dựng sẽ có các trách nhiệm cũng như quyền và nghĩa vụ tương đương. Sau đây mời các bạn hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu về “Trách nhiệm của tổng thầu xây dựng” qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Trách nhiệm của tổng thầu xây dựng trong hợp đồng xây dựng

Việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong quá trình xây dựng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất đối với các nhà thầu và trách nhiệm của họ khi thực hiện công việc xây dựng, trong đó có các qy định về quyền và nghĩa vụ của các bên. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ này phải được áp dụng với các chủ thể mà pháp luật đã quy định cụ thể.

Tổng thầu thi công xây dựng có nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các nghĩa vụ sau:

  • Tổ chức Điều hành công trường, Điều phối các nhà thầu phụ về việc sử dụng hợp lý các công trình phụ trợ, các công trình phục vụ thi công để tránh lãng phí; sử dụng, bảo vệ mặt bằng và giữ gìn an ninh trật tự công trường. Các nhà thầu phụ phải tuân thủ sự chỉ đạo Điều hành của tổng thầu thi công xây dựng về việc Điều hành công trường.
  • Lập và thỏa thuận với chủ đầu tư về kế hoạch tiến độ thực hiện các giai đoạn thi công và hạng Mục công trình chủ yếu, kế hoạch thanh toán của hợp đồng;
  • Tổ chức việc mua sắm, chế tạo và cung ứng vật tư, thiết bị theo yêu cầu và tiến độ thực hiện hợp đồng tổng thầu; thỏa thuận và thống nhất với chủ đầu tư về nội dung hồ sơ mời thầu mua sắm các thiết bị công nghệ chủ yếu và về chi phí mua sắm thiết bị của hợp đồng trên cơ sở kết quả đấu thầu về thiết bị (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng);
  • Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng các công việc thực hiện theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và theo các thỏa thuận hợp đồng;
  • Tổ chức, Điều phối và quản lý các hoạt động trên công trường; thực hiện biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và an ninh trên công trường;
  • Chủ động phối hợp với chủ đầu tư trong việc tổ chức đào tạo cán bộ quản lý và công nhân vận hành sử dụng công trình; thực hiện việc chuyển giao công nghệ, bàn giao các bản vẽ, tài liệu kỹ thuật có liên quan đến vận hành, sử dụng và bảo trì công trình cho chủ đầu tư;
  • Thực hiện các công việc thử nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành chạy thử đồng bộ công trình và bàn giao công trình hoàn thành cho chủ đầu tư theo thỏa thuận hợp đồng và theo quy định của nhà nước;
  • Thực hiện bảo hành công trình theo quy định của nhà nước;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước chủ đầu tư về chất lượng, tiến độ thực hiện công việc theo hợp đồng đã ký kết, kể cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện và phải bồi thường vật chất cho những thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Quản lý thực hiện hợp đồng thi công

Để đảm bảo được chất lượng trong quá trình thi công công trình xây dựng thì trách nhiệm sẽ thuộc về nhà thầu thiết kế. Trách nhiệm về chất lượng của kế hoạch công việc phải trải qua các khâu như kiểm tra, đánh giá, phê duyệt kế hoạch xem đã phù hợp và đảm bảo quy định các yêu cầu về chất lượng của kế hoạch công việc.

Việc quản lý thực hiện hợp đồng thi công thực hiện theo Điều 7 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quy định sau:

– Nội dung chủ yếu của các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu và các ý kiến phản hồi của các bên bao gồm: tên hợp đồng, thời gian kiến nghị (ngày, tháng, năm), thời hạn yêu cầu trả lời (ngày, tháng, năm), tên đơn vị yêu cầu, tên đơn vị trả lời, nội dung yêu cầu, danh Mục tài liệu kèm theo yêu cầu; (nếu có), chi phí thay đổi kèm theo (nếu có) và các nội dung khác, ký tên (đóng dấu nếu cần).

– Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng: Khi ký kết hợp đồng thi công các bên thống nhất tiến độ thực hiện hợp đồng, thời Điểm báo cáo, bàn giao công việc, hạng Mục, công trình (các giai đoạn phân chia phải phù hợp với tiến độ trong hồ sơ dự thầu).

Trách nhiệm của tổng thầu xây dựng

– Quản lý về chất lượng: Các công việc, hạng Mục, công trình bàn giao phải đảm bảo chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Bên nhận thầu phải có biện pháp quản lý chất lượng do mình thực hiện và chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện (nếu có).

– Quản lý công tác thi công xây dựng công trình: Việc quản lý công tác thi công xây dựng công trình của hợp đồng phải phù hợp với các quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan.

– Quản lý khối lượng và giá hợp đồng: Các bên có trách nhiệm quản lý khối lượng công việc thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết và các tài liệu kèm theo hợp đồng. Việc Điều chỉnh khối lượng công việc của hợp đồng thi công thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

– Quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ thực hiện theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quy định sau:

a) An toàn lao động:

  • Đảm bảo có hàng rào, chiếu sáng, bảo vệ và trông nom công trình cho tới khi hoàn thành và bàn giao;
  • Bên nhận thầu phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các thiết bị bảo vệ, dàn giáo, sàn công tác, kích nâng và thiết bị đi lại, nâng hạ, chiếu sáng và bảo vệ, tiêu chuẩn thay thế các thiết bị này.

b) Phòng chống cháy nổ:

  • Các bên tham gia hợp đồng thi công phải tuân thủ các quy định của nhà nước về phòng chống cháy nổ;
  • Lắp đặt và duy trì hệ thống phòng cháy, chữa cháy để có thể kiểm soát, cảnh báo hoặc dự đoán một cách hợp lý, tránh không để xảy ra các thiệt hại về người và tài sản do cháy;

– Quản lý Điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng: Thực hiện đầy đủ các quy định nêu tại Điều 7 Thông tư này, các Điểm a, b, c, d, đ của Điều này và các nội dung đã được thống nhất giữa các bên phù hợp với quy định pháp luật đầu tư xây dựng công trình áp dụng cho hợp đồng đã được ký kết giữa các bên.

Mẫu hợp đồng thi công công trình

Với mục đích dùng để sử dụng riêng cho việc thi công các công trình xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhà xưởng, công trình thì Hợp đồngthi công xây dựng là loại hợp đồng được ký kết giữa bên cung cấp dịch vụ xây dựng và bên yêu cầu dịch vụ xây dựng. Đây là loại hợp đồng được sử dụng phổ biến hiện nay.

Mời bạn xem và tải về Mẫu hợp đồng thi công công trình dưới đây:

Hướng dẫn áp dụng mẫu hợp đồng thi công

Mẫu hợp đồng thi công công bố kèm theo Thông tư này để các tổ chức, cá nhân sử dụng để soạn thảo hợp đồng cho gói thầu thi công xây dựng.

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công bố kèm theo Thông tư này sử dụng cho hợp đồng thi công giữa chủ đầu tư và nhà thầu; trường hợp bên giao thầu là tổng thầu thì các bên vận dụng mẫu hợp đồng này để thực hiện cho phù hợp.

Khi sử dụng mẫu hợp đồng công bố kèm theo Thông tư này để thỏa thuận, ký kết hợp đồng thì các bên căn cứ vào yêu cầu, Điều kiện cụ thể của gói thầu, các quy định của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, hướng dẫn của Thông tư này và các hướng dẫn sau:

  • Các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng các mốc thời gian cụ thể về thời hạn thanh toán, thời gian bảo đảm thực hiện hợp đồng, thời hạn trả lời văn bản, thời gian chấm dứt hợp đồng và các trường hợp tương tự.
  • Nếu phạm vi và yêu cầu công việc của gói thầu cụ thể khác với phạm vi và yêu cầu công việc trong mẫu hợp đồng kèm theo Thông tư này, các bên Điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
  • Trường hợp các bên thống nhất phạm vi công việc nghiệm thu sản phẩm khác với mẫu hợp đồng kèm theo Thông tư này, thì các bên Điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
  • Trường hợp nhà thầu là nhà thầu liên danh, các bên thỏa thuận trong hợp đồng việc bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tiền tạm ứng theo quy định.
  • Các bên thỏa thuận mức tạm ứng phù hợp với yêu cầu của hợp đồng thi công.
  • Các bên thỏa thuận loại đồng tiền và hình thức thanh toán trong hợp đồng nhưng không trái với yêu cầu trong hồ sơ mời thầu và quy định của pháp luật về ngoại hối.
  • Tùy theo tính chất và Điều kiện của từng dự án, gói thầu mà các bên lựa chọn loại giá hợp đồng theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP cho phù hợp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là vấn đề liên quan tới “Trách nhiệm của tổng thầu xây dựng trong hợp đồng xây dựng” mà Luật đất đai đã cung cấp thông tin đến cho bạn đọc. Luật đất đai là trang thông tin chuyên tư vấn, cung cấp dịch vụ các vấn đề pháp lý về đất đai, trong đó có tư vấn pháp lý về lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai,… và nhiều dịch vụ khác. Rất hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ có ích cho bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về trách nhiệm của nhà thầu thi công công trình xây dựng thế nào?

Đối với nội dung về trách nhiệm của nhà thầu thi công công trình xây dựng được quy định tại Điều 25 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
1. Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Đây là nội dung vô cùng quan trọng trong quy định về trách nhiệm đối với nhà thầu xây dựng, bởi lẽ để việc xây dựng công trình đạt được yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn đã đề ra thì nhà thầu phải có được một hệ thống quản lý chất lượng sao cho phù hợp với từng loại công trình lớn hay nhỏ. Việc xây dựng hệ thống quản lý tốt dẫn đến việc thực thi xây dựng sẽ dễ dàng xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng.
2. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và các hình thức tổng thầu khác (nếu có).
3. Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

Bên cạnh việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng thì việc bố trí nhân lực sao cho phù hợp cũng thuộc về trách nhiệm của chủ thầu thi công công trình xây dựng. Không chỉ về mặt nhân lực thi công công trình, thì nội dung về quy định đối với thiết bị thi công theo yêu cầu cũng sẽ là trách nhiệm mà chủ thầu cần phải thực hiện đúng quy định.
4. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.
5. Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác.
Chủ thầu xây dựng cần có kế hoạch tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng cần phải thực hiện. Bởi lẽ việc tiếp nhận mặt bằng công trình xây dựng sẽ giúp cho chủ thầu xây dựng được các phương án xây dựng cũng như tiến hành thực hiện các trách nhiệm còn lại của chủ thầu trong quá trình xây dựng.

Quyền của tổng thầu thi công xây dựng trong hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng được quy định như thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 11 Thông tư 09/2016/TT-BXD quy định về quyền của tổng thầu thi công xây dựng như sau:
Hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng

3. Quyền và nghĩa vụ của tổng thầu thi công xây dựng:
a) Tổng thầu thi công xây dựng có các quyền tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quyền sau:
– Kiểm soát toàn bộ các phương tiện và biện pháp thi công trong phạm vi công trường của toàn bộ dự án.
– Lựa chọn nhà thầu phụ thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu phù hợp với hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng đã ký và quy định pháp luật về đầu tư xây dựng công trình;
– Bổ sung hoặc thay thế các nhà thầu phụ (nếu cần) để đảm bảo chất lượng, giá cả và tiến độ thực hiện các công việc của hợp đồng sau khi được chủ đầu tư chấp thuận;

Theo đó, tổng thầu thi công xây dựng có các quyền tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và các quyền được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 nêu trên.
Trong đó, tổng thầu thi công xây dựng có quyền lựa chọn nhà thầu phụ thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu phù hợp với hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng đã ký và quy định pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

5/5 - (1 vote)