Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định 2023

21/09/2023 | 10:05 19 lượt xem Bảo Nhi

Đất đai do Nhà nước quản lý nhưng lại do sở hữu của toàn dân. Việc nộp thuế đất nộp nghiệp là nghĩa vụ của mội người dân khi được Nhà nước cấp cho quyền sử dụng đất. Việc nộp thuế là biện pháp trong công tác quản lý của mối đất nước. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Quy định thuế sử dụng đất nông nghiệp

Trong công quản lý đất thì việc nộp thuế của người dân cũng là nghĩ vụ đồng thời cũng đảm bảo trong công tác quản lý đất của toàn dân. Bởi vì vậy,Nhà nước đã có những quy định về vấn đề nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Đất đai là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân, được Nhà nước đại diện làm chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước quản lý việc sử dụng đất bằng nhiều biện pháp, trong đó có thu thuế sử dụng đất. Đây là một trong những biện pháp quan trọng trong công tác quản lý đất ở nước ta, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp.

Việc thu thuế, nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Chương 4 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 như sau:

– Sổ thuế được duyệt là căn cứ để thu thuế. Thuế nộp mỗi năm từ 1 đến 2 lần theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương. Thời gian nộp thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Trước thời hạn nộp thuế ít nhất là 10 ngày, cơ quan trực tiếp thu thuế phải gửi thông báo quy định rõ địa điểm, thời gian và số thuế phải nộp cho từng hộ nộp thuế.

– Thuế sử dụng đất nông nghiệp tính bằng thóc, thu bằng tiền. Giá thóc thu thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định được thấp hơn không quá 10% so với giá thị trường ở địa phương trong vụ thu thuế.

Trong trường hợp đặc biệt, thuế có thể thu bằng thóc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

– Kết thúc năm thuế, cơ quan trực tiếp thu thuế phải quyết toán kết quả thu thuế của từng hộ và báo cáo quyết toán thuế bằng văn bản với cơ quan thuế cấp trên và Uỷ ban nhân dân cùng cấp, đồng thời niêm yết công khai cho nhân dân biết.

Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp

Việc đóng thuế sử dụng đất nông nghiệp là việc người dân phải nộp số tiền này cho cơ quan nhà nước góp phần bảo đảm cho công tác quản lý đất đai. Nhà nước chia ra thành nhiều nhóm đối tượng giúp cho người dân có thể biết được rằng nhóm đối tượng nào sẽ phải nộp thuế đất nào?

Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

– Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, bao gồm:

+ Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân;

+ Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã;

+ Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bao gồm nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các doanh nghiệp khác, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

– Hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp

Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định 2023

Khi nhà nước đặt ra nhữn quy định về việc thuế đất nông nghiệp. thì đồng thời cũng đưa ra những cách tính giúp cho người dân dễ dàng thực hiện việc việc đóng thuế cho nhà nước. Khi xác định được cách tính thuế giúp cho người dân nộp được đầy đủ và không cần phải đóng lại nhiều lần.

Tại Điều 5 Nghị định 74-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định căn cứ tính thuế như sau:

Điều 5. căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích, hạng đất và định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.”

Diện tích thuế

Tại Điều 6 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 quy định như sau:

Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước. Trường hợp chưa lập số địa chính thì diện tích tính thuế là diện tích ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất.

Tại Điều 6 Nghị định 74-CP quy định diện tích thuế được quy định như sau:

“Điều 6. Diện tích thuế được quy định như sau:

1. Diện tích tính thuế của từng hộ nộp thuế là diện tích đất thực tế sử dụng được ghi trong sổ địa chính Nhà nước hoặc kết quả đo đạc gần nhất được cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền xác nhận theo quy định tại Điều 14 của Luật đất đai. Trường hợp địa phương chưa lập sổ địa chính và số liệu đo đạc chưa chính xác, chưa có xác nhận của cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền, thì diện tích tính thuế là diện tích đất ghi trong tờ khai của hộ nộp thuế.

Trong trường hợp đặc biệt ở những nơi chưa làm kịp việc giao đất theo Nghị định số 64-CP ngày 27-9-1993 của Chính phủ, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất thực hiện giao khoán cho các hộ gia đình nông dân và hộ cá nhân diện tích tính thuế của mỗi hộ do hộ tự kê khai và có xác nhận của người đứng đầu hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất nông nghiệp.

2. Diện tích tính thuế của từng thửa ruộng là diện tích thực sử dụng, được giao cho từng hộ nộp thuế phù hợp với diện tích ghi trong sổ địa chính hoặc trong tờ khai của chủ hộ.

3. Cơ quan quản lý đất đai các cấp trong phạm vi quyền hạn quy định tại Điều 14 của Luật Đất đai, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế xác định diện tích tính thuế trong địa phương mình.”

Hạng đất

Việc phân hạng đất tính thuế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73-CP ngày 25-10-1993 của Chỉnh phủ. Nội dung như sau:

Căn cứ để phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp

Tại Điều 7 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 quy định như sau:

“Điều 7

1. Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản được chia làm 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng.

Căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố:

– Chất đất;

– Vị trí;

– Địa hình;

– Điều kiện khí hậu, thời tiết;

– Điều kiện tưới tiêu.

2. Chính phủ quy định tiêu chuẩn hạng đất tính thuế theo các yếu tố nói tại Điều này và có tham khảo năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm (1986 – 1990).

3. Hạng đất tính thuế được ổn định 10 năm. Trong thời hạn ổn định hạng đất, đối với vùng mà Nhà nước đầu tư lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, Chính phủ điều chỉnh lại hạng đất tính thuế.”

Tại Điều 1 Nghị định 73-CP quy định như sau:

Điều 1. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế) gồm:

1. Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân;

2. Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã;

3. Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bao gồm nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các doanh nghiệp khác, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.”

Phân hạng đất tính thuế đối với các cây trồng chính

Tại Điều 2 Nghị định 73-CP quy định như sau:

Điều 2. Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:

1. Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.

Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc… hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm)..

Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa…

Đất trồng cỏ là đất đã có chủ sử dụng vào việc trồng cỏ để chăn nuôi gia súc.

2. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.

3. Đất trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.

Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định tại điều này chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.”

Mời các ban xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật đất đai đã trình bày các quy định của luật đất đai và trả lời cho câu hỏi “Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp”Để biết thêm các thông tin pháp luật cũng như nhu cầu về dùng dịch vụ đất đai như Giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất hãy theo dõi các bài viết của Luật đất đai nhé.

Câu hỏi thường gặp

Thu thuế, nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp?

Việc thu thuế, nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Chương 4 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 như sau:
– Sổ thuế được duyệt là căn cứ để thu thuế. Thuế nộp mỗi năm từ 1 đến 2 lần theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương. Thời gian nộp thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Trước thời hạn nộp thuế ít nhất là 10 ngày, cơ quan trực tiếp thu thuế phải gửi thông báo quy định rõ địa điểm, thời gian và số thuế phải nộp cho từng hộ nộp thuế.
– Thuế sử dụng đất nông nghiệp tính bằng thóc, thu bằng tiền. Giá thóc thu thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định được thấp hơn không quá 10% so với giá thị trường ở địa phương trong vụ thu thuế.
Trong trường hợp đặc biệt, thuế có thể thu bằng thóc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
– Kết thúc năm thuế, cơ quan trực tiếp thu thuế phải quyết toán kết quả thu thuế của từng hộ và báo cáo quyết toán thuế bằng văn bản với cơ quan thuế cấp trên và Uỷ ban nhân dân cùng cấp, đồng thời niêm yết công khai cho nhân dân biết.

Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp

Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:
– Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.
– Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc… hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm)..
– Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa…
– Đất trồng cỏ là đất đã có chủ sử dụng vào việc trồng cỏ để chăn nuôi gia súc.
– Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.
– Đất trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.
Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định tại điều này chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

5/5 - (1 vote)