Đất rừng đặc dụng là loại đất đóng góp một phần cực kì quan trọng trong việc gìn giữ thiên nhiên nhưng nhiều người dân không nắm rõ về loại đất này và các vấn đề pháp lý liên quan. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng sang loại đất khác là nhu cầu của người sử dụng đất, nếu đất đang sử dụng không còn phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng thực tế của họ. Sau đây, Luật đất đai sẽ hướng dẫn chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng.
Hướng dẫn chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng
Rừng đặc dụng chứa đựng nhiều loài sinh vật và tài nguyên thiên nhiên của nước ta nên nước ta có những quy định rất nghiêm ngặt trong việc bảo vệ và quản lý các loại rừng này. Chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp là chuyển mục đích canh tác đất lâm nghiệp đã được lựa chọn sang mục đích xác định khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, bạn phải xin giấy phép hoặc đăng ký đất đai nếu không cần giấy phép.
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì đất rừng thuộc nhóm đất nông nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Đất rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Với những công dụng thiết yếu như vậy nên theo quy định tại Điều 19 Luật lâm nghiệp 2017 thì cá nhân, tổ chức muốn chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì cần đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:
- Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
- Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
- Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng
Điều 20 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất rừng gồm 3 chủ thể: Quốc hội, Thủ tướng chính phủ, HĐND Tỉnh. Thế nhưng thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng chỉ thuộc về Quốc hội và Thủ tướng chính phủ, cũng bởi tính đặc biệt và quan trọng của nó. Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng được quy định như sau:
Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng từ 50 ha trở lên.
Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng dưới 50 ha.
Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng
Các tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư dự án) có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng sang mục đích khác cần gửi 7 bộ Hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 4 nội dung cụ thể như sau:
- Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.
- Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện).
- Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công.
- Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).
Những lưu ý khi chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng?
Hệ thống rừng đặc dụng đã trở thành nơi nghiên cứu khoa học, đào tạo nghề, du lịch, nghỉ dưỡng, bảo vệ nguồn nước, văn hóa và tri thức bản địa, bảo vệ đa dạng sinh học… Đến nay chúng ta đã hình thành được hệ thống rừng đặc dụng tiêu chí được xây dựng để cả nước trở thành rừng đặc dụng (vườn quốc gia, khu bảo tồn…), rừng đặc dụng… bao phủ toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng nhất với các loài đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng, quý hiếm đã được bảo tồn và tìm thấy ở các khu rừng đặc biệt.
Khu rừng xin chuyển mục đích sử dụng phải xác định cụ thể: loại rừng, hạng rừng, chi tiết từng lô, khoảnh, tiểu khu phù hợp với Quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các quy định về điều tra rừng hiện hành. Việc điều tra, đo đếm xác định đặc điểm tài nguyên rừng, diện tích rừng phải do cơ quan tư vấn về chuyên ngành Lâm nghiệp thực hiện.
Đối với hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng thuộc thẩm quyền của Quốc hội và của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư dự án) đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng. Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra hiện trường và báo cáo UBND thành phố trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Đối với hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố, những hồ sơ dự án xin đồng thời thời chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục các dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư dự án) đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng. Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra hiện trường và báo cáo UBND thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường (tổng hợp chung vào danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục các dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cửa quận, huyện).
Đối với dự án xin chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (dự án đã được thông qua Kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định cho thuê đất…), tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư dự án) đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính (kèm theo hồ sơ về đất đai liên quan đến dự án) đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng. Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra hiện trường, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan báo cáo UBND thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố theo quy định.
Mời bạn xem thêm:
- Quy trình chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép năm 2023
- Các trường hợp không được chuyển mục đích sử dụng đất 2023
- Sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt như thế nào năm 2023?
Thông tin liên hệ
Trên đây là thông tin về bài viết “Hướng dẫn chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng” mà Luật đất đai đã đề cập. Nếu có gặp vướng mắc về các vấn đề về làm sổ đỏ chung cư hãy liên với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
Câu hỏi thường gặp:
Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác
Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.