Đất giãn dân có được tách thửa không?

11/10/2023 | 09:46 15 lượt xem Anh Vân

Sự gia tăng mật độ dân số ở các thành phố ở nước ta đã gây ra nhiều tình trạng như thiếu nhà ở. Đó là lý do tại sao Chính phủ chúng ta đã đề xuất giải pháp tốt nhất cho vấn đề này, đó là cấp đất cho người dân, cấp nhà ở cho người dân ở vùng ngoại ô thành phố hay các vùng có diện tích rộng nhưng mật độ dân số chưa cao. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì đất giãn dân có được tách thửa hay không? Để tìm hiểu vấn đề này mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật đất đai nhé.

Đất giãn dân là đất gì?

Đất giãn dân là cách gọi loại đất mà nhà nước cấp cho người dân khi cần bố trí chỗ ở khác cho một số hộ dân do mật độ dân số quá đông. Đây có thể hiểu đây là đất giống như đất tái định cư . Hiện nay chưa có văn bản nào quy định về đất giãn dân và thuật ngữ này còn xa lạ với khá nhiều người. Tuy nhiên có thể hiểu đất giãn dân là một dạng đất tái định cư và có mục đích chính dùng để ở. Đất này thường có ở các khu đô thị có mật độ dân số đông.

Đất giãn dân thường được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người dân trong các trường hợp:

– Hộ gia đình có nhiều thành viên mà không đáp ứng được chỗ ở và không có điều kiện để mua đất, mua nhà;

– Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn;

– Hộ gia đình sử dụng đất nằm trong diện bị quy hoạch, giải tỏa…

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì đất giãn dân là chính sách hỗ trợ về đất đai nhà ở của Nhà nước dành cho người dân trong một số trường hợp. Do đó, đất giãn dân thường có giá thành rẻ hơn để phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân so với đất ở thông thường.

Đất giãn dân là một dạng đất tái định cư và dùng với mục đích chính để ở. Khi mà nhu cầu về đất ở tăng cao, nhằm mở rộng diện tích đất, đáp ứng nhu cầu của một số bộ phận dân cư, Nhà nước đã có những chính sách liên quan đến đất giãn dân.

Đất giãn dân được Nhà nước dùng để cấp cho những người dân thuộc vào các trường hợp, bao gồm: Hộ gia đình có nhà nằm trên đất trong quy hoạch hoặc giải tỏa, hộ gia đình không có thành viên, người không có nơi ở nhưng không có đủ điều kiện để mua đất, mua nhà và những người có hoàn cảnh khó khăn.

Đất giãn dân có được tách thửa không?

Đất giãn dân chủ yếu được trợ cấp nhà ở cho những người không có nhà hoặc những người có thu nhập thấp và không đủ khả năng mua đất hoặc nhà. Vì vậy, trên thị trường loại đất này có giá rẻ hơn các loại đất khác và phù hợp với nhu cầu, điều kiện kinh tế của người dân.

Về bản chất, đất giãn dân vẫn là đất ở, do đó vẫn được phép tách thửa khi đảm bảo các điều kiện như đối với đất ở.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, để được tách thửa đất cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận.

– Đất không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Đất còn thời hạn sử dụng.

Ngoài ra, căn cứ theo quy định Điều 75a Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, được bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa như sau:

“UBND cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất”.

Theo đó, ngoài những điều kiện nêu trên, để được tách thửa còn phải đáp ứng về điều kiện tách thửa đất tối thiểu tại mỗi địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Đất giãn dân có được tách thửa không

Thủ tục tách thửa đất như thế nào?

Đất giãn dân vẫn có thể tiến hành tách thửa như những loại đất thông thường khác nhưng chỉ khi đáp ứng được các điều kiện tách thửa đất. Về thủ tục tách thửa thực hiện như tách thửa đất giãn dân được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ (Chuẩn bị hồ sơ theo mẫu): Bạn nộp hồ sơ tại cơ quan theo quy định

  • Đơn xin tách thửa đất và đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất.
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Bản vẽ chi tiết hiện trạng, vị trí đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung.
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ (trong đó ghi ngày hẹn trả kết quả).

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Bước 4. Trả kết quả

Kết quả phải trả cho người sử dụng đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

Thời gian giải quyết: 

– Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày làm việc đối với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

– Thời gian trên không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đất giãn dân có được tách thửa không?”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Công chứng hợp đồng mua bán đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Đất giãn dân sẽ được cấp sổ đỏ không?

Khi người dân có được đất giãn đơn do Nhà nước cấp và trao lại quyền sử dụng. Cùng đó là mục đích đất này sẽ được dùng để ở thì được toàn quyền sử dụng miếng đất. Tại điều 100 Luật đất đai 2013 thì đất giãn dân sẽ được nhà nước cấp giấy chứng nhận sử dụng như loại đất thổ cư. Song song đó phải được sự cho phép của cơ quan chính quyền xác nhận hộ gia đình đó đã ở nơi đó ổn định lâu dài, không tranh chấp.

Phí tách thửa đất là bao nhiêu?

Theo quy định nộp những khoản tiền về tách thửa, có thể thấy cơ bản khoản tiền phải nộp khi tách thửa trên đất đã có nhà cũng bao gồm:
Thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân có công thức tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 2% x Giá chuyển nhượng
Thứ hai, về lệ phí trước bạ, căn cứ Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, lệ phí trước bạ khi sang tên Giấy chứng nhận được xác định theo công thức sau:
Lệ phí trước bạ phải nộp = 0.5% x Giá tính lệ phí trước bạ
Thứ ba, phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nên mức thu giữa các tỉnh thành khác nhau.
Thứ tư, đối với lệ phí cấp Giấy chứng nhận mức thu giữa các tỉnh khác nhau do Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh quyết định (dưới 100.000 đồng/giấy/lần cấp).
Thứ năm, các chi phí đo đạc: Thông thường từ 1,8 – 02 triệu đồng/lần (do tổ chức đo đạc thực hiện nên giá mỗi đơn vị khác nhau).

Đánh giá post