Đất nghĩa địa có được chuyển nhượng không theo quy định 2023

14/08/2023 | 06:45 27 lượt xem Bảo Nhi

Đất nghĩa trang được sử dụng phục vụ với mục đích là để chôn cất, an táng người đã khuất. Những vấn đề pháp lý có liên quan đến loại đất này cũng được nhiều hộ gia đình quan tâm rất nhiều. Hiện nay đã xuất hiện nhiều loại hình đầu tư mới ở địa phương, cá nhân, chủ đầu tư thu gom đất ruộng với mục đích xây dựng nghĩa trang. Do nền văn hóa của nước ta đã có từ lâu đời nên việc sử dụng hay nhu cầu để sử dụng đất làm nghĩa trang cũng được quan tâm. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đất nghĩa địa có được chuyển nhượng không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013

Khái niệm đất nghĩa địa

Đất nghĩa địa hay đất nghĩa trang là diện tích đất được sử dụng nhằm mục đích xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa chôn cất hay làm nhà hỏa táng được quy định trong Luật đất đai thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Luật đất đai quy định đất nghĩa trang, nghĩa địa là đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy hoạch đúng với mục đích sản xuất của nó. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận thực tế hơn, hiện nay trên địa bàn nước ta vẫn tồn tại rất nhiều khu đất nghĩa trang, nghĩa địa tự phát do người dân tự lập nên mà không phải do quy hoạch của nhà nước.

Quy định về đất nghĩa trang

Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì đất nghĩa trang là đất để làm nơi mai táng tập trung, đất có công trình làm nhà tang lễ và công trình để hỏa táng.

Theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

– Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

– Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

– Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

– Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi;

Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

– Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; 

Đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.

Đất nghĩa địa có được chuyển nhượng không?

Đất nghĩa địa có được chuyển nhượng không theo quy định 2023

Quy định những trường hợp bị cấm chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm những trường hợp sau đây: 

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. 

– Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

– Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Từ những căn cứ trên cho thấy, như đã nêu về khái niệm thì đất nghĩa trang thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và khi xét thấy không thuộc các trường hợp bị cấm chuyển nhượng nêu trên, người dân hoàn toàn có thể tiến hành việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán) và nhận tặng cho quyền sử dụng đất khi đảm bảo các điều kiện về nhận tặng cho và chuyển nhượng quyền sử dụng đất phi nông nghiệp. Theo đó tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 có quy định về điều kiện chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất như sau: 

– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này

– Đất không có tranh chấp

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, người dân sẽ được nhận chuyển nhượng qua hình thức mua bán và tặng cho đất nghĩa trang, đất nghĩa địa khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên và không vi phạm phải những điều bị cấm chuyển nhượng, nhận tặng cho. Khi mua đất nghĩa trang, nghĩa địa người dân cần hết sức lưu ý xem quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hay chưa, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn và thành thị cũng như diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương để tiến hành làm các thủ tục chuyển nhượng, tách thửa chuyển nhượng hay nhận tặng cho đất nghĩa trang, đất nghĩa địa sao cho phù hợp quy định của pháp luật. Nhà nước cũng rất nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nếu làm sai thì người dân sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nghĩa địa

Để được chuyển mục đích sản xuất đất nghĩa địa, bạn nên thực hiện theo các bước cụ thể sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Bạn phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Sau đó, bạn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, phường nơi có đất.

Bước 2: Nộp tiền sử dụng đất theo Thông báo nộp tiền sử dụng đất của Cơ quan thuế theo quy định

Theo quy định của Luật đất đai, khi chuyển quyền sử dụng đất thì bạn phải thực hiện nộp tiền sử dụng đất. Cơ quan thuế và cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ có trách nhiệm hướng dẫn bạn thực hiện.

Bước 3: Nhận kết quả theo quy định

Nếu thuộc trường hợp được phép chuyển quyền sử dụng đất, bạn nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan tài nguyên và môi trường nơi đã nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Các cơ quan dưới đây sẽ có thẩm quyền cấp phép chuyển mục đích sử dụng đất:

  • Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với người sử dụng đất là tổ chức.
  • UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Đất nghĩa địa có được chuyển nhượng không” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Cấp sổ đỏ cho đất nghĩa địa mất bao lâu?

Thời hạn cơ quan nhà nước cấp phép cho bạn được quyền chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai là không quá 30 ngày làm việc.
Tuy nhiên trong một số trường hợp như thửa đất của bạn được đo đạc lại, bạn chưa hoàn tất nghĩa vụ tài chính về đất đai… thì thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể kéo dài hơn.

Có được mua đất ruộng để xây dựng nghĩa trang?

Theo quy định tại điều 57 Luật Đất đai 2013, việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, trường hợp sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng nghĩa trang phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Song song với đó, việc sử dụng đất để xây dựng phần mộ gia đình phải nằm trong quy hoạch đất làm nghĩa trang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được quy định tại điều 3 Nghị định 23/2016/NĐ-CP ngày 5.4.2016 về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng như sau:
– Tất cả các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải được quy hoạch. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường).
– Việc quản lý đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường.
– Chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có trách nhiệm quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
– Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của UBND cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; kiến nghị hoặc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn theo thẩm quyền.
Như vậy, khi mua đất nông nghiệp để xây dựng nghĩa trang thì chủ sử dụng đất cần thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, khu đất đó phải phù hợp kế hoạch sử dụng đất của địa phương trong quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nếu mảnh đất đó không nằm trong kế hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hoặc không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà vẫn cố tình thực hiện thì đây là hành vi vi phạm pháp luật.

5/5 - (1 vote)