Lệ phí chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất ở năm 2023

07/08/2023 | 03:13 55 lượt xem Bảo Nhi

Ngày nay, do nhu cầu về đất ở ngày càng taưng cao nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây hằng năm sang đất ở cđang được rất nhiều người dân quan tâm. Người sử dụng đất nếu như muốn chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây hằng năm sang đất ở thì phải có sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sau đó mới chuyển đổi. Nhưng cùng với đó là lệ phí khi chuyển đổi đất trồng cây hằng năm sang đất ở cũng là vấn đề lớn đối với ai đang có ý định chuyển đổi. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Lệ phí chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất ở” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Thông tư 30/2014/TT-BTNMT
  • Thông tư 11/2022/TT-BTNMT

Khái niệm đất trồng cây hằng năm

Khái niệm

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra thông tư 28/2004 về khái niệm đất trồng cây hàng năm là loại đất được sử dụng cho mục đích gieo trồng, thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 1 năm. Áp dụng cho cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch nhưng không được quá 5 năm và cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ.
Tuy nhiên thông tư này đã bị thay thế bởi thông tư 28 được bộ tài nguyên và Môi trường ban hành vào năm 2014. Theo đó, đất trồng cây hàng năm sẽ thuộc nhóm đất nông nghiệp và bao gồm:

  • Đất trồng lúa: gồm loại đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.
  • Những loại đất được sử dụng vào trong mục đích trồng các loại cây hàng năm khác; đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác, bao gồm cả đất trồng cây dược liệu, mía, đay, cói, sả và đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc.

Ký hiệu

Khi chưa có thông tư mới được ban hành, đất trồng cây hàng năm trên bản đồ địa chính được ký hiệu là: CHN.

Đất trồng cây hàng năm sang đất ở được không?

Nếu như bạn đang có đất trồng cây hàng năm, bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư.

Đất trồng cây hàng năm thuộc vào nhóm đất nông nghiệp cho nên theo quy định của pháp luật, để có thể chuyển sang đất thổ cư thì bạn cần có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, trả lời cho câu hỏi đất bhk có chuyển đổi sang đất ở được không thì pháp luật hoàn toàn cho phép chuyển đổi đất bhk sang đất ở.

Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất ở

Bước 1: Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

+) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 1 Thông tư 11/2022/TT-BTNMT;

+) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm:

+ Thẩm tra hồ sơ;

+ Xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

+ Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.

+ Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Bước 3: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Bước 4: Trả kết quả

Thời hạn giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.Thời gian trên không tính các ngày nghỉ, lễ, tết, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Bước 5: Người sử dụng đất chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai, gồm có:

+) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.

+) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Lệ phí chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất ở

Lệ phí chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất ở năm 2023

Thông thường, khi thực hiện thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở là việc người sử dụng đất kê khai, đóng nộp tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ và các khoản chi phí hợp pháp khác khi được chuyển mục đích sử dụng đất.

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai 2013, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm (đất nông nghiệp) sang đất ở (đất phi nông nghiệp) phải được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các chi phí cụ thể khi thực hiện chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở bao gồm:

Thứ nhất, tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

Căn cứ điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm thành đất ở được tính toán như sau:

Trường hợp chuyển mục đíchSố tiền phải nộpGhi chú
– Từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở thành đất ở;- Từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền;- Chuyển mục đích do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng;Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% (giá đất ở – giá đất nông nghiệp) x diện tích được chuyển mục đích– Giá đất được xác định tại thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng;- Giá đất tính tiền sử dụng đất là giá đất:+ Tính theo bảng giá đất đối với phần diện tích đất được chuyển mục đích sử dụng đất trong hạn mức;+ Tính theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất, thặng dư, chiết trừ, so sánh trực tiếp, thu thập.
Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất thành đất ởTiền sử dụng đất phải nộp = (giá đất ở – giá đất nông nghiệp) x diện tích được chuyển mục đích– Giá đất được xác định tại thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng;- Giá đất tính tiền sử dụng đất là giá đất:+ Tính theo bảng giá đất đối với phần diện tích đất được chuyển mục đích sử dụng đất trong hạn mức;+ Tính theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất, thặng dư, chiết trừ, so sánh trực tiếp, thu thập.

Thứ hai, phí thẩm định hồ sơ

Khoản 11 Điều 2 Thông tư 85/2019/TT-BTC, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất là cơ quan có thẩm quyền quyết định chi phí này. Mức phí này có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ví dụ, phí thẩm định hồ sơ trong phạm vi thành phố Hà Nội được thực hiện theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND. Cụ thể, chi phí này được tính là 1000 đồng/1m2 và tối đa không quá 7,5 triệu đồng/1 hồ sơ.

Thứ ba, lệ phí cấp Giấy chứng nhận

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất là cấp có quyền quyết định mức thu cụ thể trong phạm vi từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC).

Khoản lệ phí này được thu trong trường hợp cấp lại, cấp mới, cấp đổi, xác nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.

Thứ tư, lệ phí trước bạ

Đây là khoản thu được thực hiện theo Nghị định 10/2022/NĐ-CP và được thu trong trường hợp có sự thay đổi về người sử dụng đất.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Lệ phí chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất ở”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến quy định pháp luật cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình.

Câu hỏi thường gặpư

Có được phép chuyển 100% tổng diện tích đất trồng cây lâu năm lên đất thổ cư không?

Khi chuyển từ đất trồng cây lâu năm lên đất thổ cư, chúng ta chỉ được chuyển 1 phần của tổng diện tích (tùy theo khu vực)

Cần phải có điều kiện gì tách thửa đối với đất trồng cây hàng năm?

Thứ nhất là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thứ hai là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ ba là diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất trồng cây hằng năm phù hợp với điều kiện và tập quán tại từng địa phương.
Ngoài ra, thì từng tỉnh sẽ có thể có các điều kiện khác được quy định cụ thể tại quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ví dụ: Muốn tách thửa đất trồng cây hàng năm ở Đồng Nai thì cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Quyết định 03/2018/QĐ-UBND:
Quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm điều kiện chung để tách thửa và điều kiện riêng đối với đất trồng cây hàng năm.
Theo Điều 3 Quyết định 03/2018/QĐ-UBND này Điều kiện chung để được tách thửa đất quy định:
Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy tờ:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
Thửa đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất.
Thửa đất không thuộc khu vực bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, phê duyệt theo quy định pháp luật.
Diện tích thửa đất tách thửa chưa có quyết định thu hồi đất, chưa có thông báo thu hồi đất, chưa có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc trường hợp thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai hoặc không có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án.
Tách thửa đất để hình thành các thửa đất mới phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai năm 2013.
Thửa đất tách thửa phải đảm bảo diện tích, kích thước tối thiểu và các điều kiện cụ thể để tách thửa đối với từng loại đất theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Quyết định 03/2018/QĐ-UBND.
Quy định diện tích, điều kiện cụ thể tách thửa đối với đất trồng cây hằng năm (do đất trồng cây hằng năm nằm trong nhóm đất nông nghiệp nên áp dụng theo Điều 5 của Quyết định 03/2018/QĐ-UBND) nên diện tích tối thiểu thửa đất hình thành sau khi tách thửa tại Đồng Nai như sau:
Các phường và các xã Hóa An, Tân Hạnh, Hiệp Hòa, thuộc thành phố Biên Hòa; các phường thuộc thị xã Long Khánh; các thị trấn thuộc các huyện diện tích tối thiểu thửa đất là 500 m2 (năm trăm mét vuông);
Đối với các xã còn lại, diện tích tối thiểu được phép tách thửa là 1.000 m2 (một nghìn mét vuông).

5/5 - (1 vote)