Quy định đất ở phải có đường đi năm 2023

12/07/2023 | 02:18 19 lượt xem Bảo Nhi

Phần đất không có đường đi có thể được hiểu đơn giản như phần diện tích đất của người dân ở phía bên trong bị vây bọc xung quanh bằng những bất động sản của chủ sở hữu khác mà khi đi ra không có đủ lối đi ra đường lớn. Đất không có đường đi nó có thể được xác định những thửa đất khi mà tra cứu bên trên bản đồ địa chính không được thể hiện trên bản đồ phần đường đi vào. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Quy định đất ở phải có đường đi” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013

Quy định pháp luật quyền về lối đi qua

– Chủ sở hữu có bất động bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền và trừ trường hợp mà có thỏa thuận khác. 

– Thứ hai là vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định

– Thứ ba là trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 điều này mà không có đền bù. 

Các chủ sử dụng đất liền kề với lối đi chung được sử dụng làm lối đi ra đường công vông, việc sử dụng lối đi chung không được làm ảnh hưởng đến các chủ sử dụng khác. Bên cạnh đó thì theo quy định tại điều 178 Bộ luật dân sự 2015 thì các chủ sử dụng đất liền kề với lối đi chung được trổ cửa ra vào nhà, cửa sổ nhìn ra lối đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng. Không ai được quyền sử dụng lối đi chung vào mục đích riêng cho mình và cản trở quyền sử dụng lối đi chung của người khác. 

Xét theo vấn đề mà bạn đang thắc mắc thì chúng tôi xin đưa ra lời giáp đáp như sau: Dựa vào căn cứ tại điều 254 của bộ luật Dân sự 2015 quy định về lối đi qua thì bạn phải dành lối đi qua cho ông C và diện tích lối đi sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau. Và ông C có nghĩa vụ phải đền bù cho bạn, mức đền bù sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau. 

Quy định đất ở phải có đường đi

Quy định đất ở phải có đường đi năm 2023

Đất không có đường đi được hiểu là phần diện tích đất của người ở phía bên trong bị vây bọc xung quanh những bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có đủ lối đi ra đường lớn. Đất không có đường đi cũng có thể là những thửa đất khi tra cứu trên bản đồ địa chính không thấy thể hiện trên bản đồ phần đường đi vào. Vậy để xác định thửa đất không có lối đi vào có được cấp sổ đỏ hay không phải xem xét đến việc thửa đất đó có đủ điều kiện được cấp sổ đỏ hay không. Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ thể đang sử dụng đất cần phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 99, 100, 101 và Điều 102 Luật Đất đai năm 2013 như sau:

– Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai 2013

– Chủ sở hữu đất không có đường đi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01/07/2014

– Đất không có đường đi là đất được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

– Chủ sở hữu đất không có đường đi được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

– Người sở hữu đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với mảnh đất không có đường đi đó;

– Chủ sở hữu đất không có đường đi đã mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất từ người khác;

– Đất không có đường đi là đất được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

– Chủ sở hữu đất không có đường đi tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

– Đất không có đường đi đã được cấp giấy chứng nhận rồi nhưng người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Nếu chủ sở hữu đất thuộc các trường hợp trên thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mình.
Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước còn căn cứ vào việc thửa đất không có đường đi đó có thuộc trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai.
Như vậy, có thể khẳng định theo pháp luật đất đai hiện nay không có quy định nào cho rằng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất không có đường đi.
Vì vậy có thể kết luận, đất không có đường đi vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các cá nhân muốn được cấp sổ đỏ đối với thửa đất không có đường đi có nhu cầu cấp sổ phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đến cơ quan có thẩm quyền để được tiến hành cấp sổ đỏ.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật đất đai đã trình bày các quy định của luật đất đai và trả lời cho câu hỏi Quy định đất ở phải có đường đi“. Hãy theo dõi các bài viết của Luật đất đai nhé.

Câu hỏi thường gặp

Lên thổ cư có phải xin phép không?

– Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
– Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
– Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Như vậy, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất thổ cư thì phải xin phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đất không có đường đi, sang tên được không?

Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định các điều kiện để được sang tên đất đai bao gồm:- Có Sổ đỏ/Sổ hồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
– Đất không có tranh chấp tại thời điểm sang tên;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 191 Luật Đất đa 2013 quy định các trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất gồm:
Trường hợp 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Trường hợp 2: Đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân thì tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp 3: Không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa nếu hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Trường hợp 4: Nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng.
Như vậy, nếu chỉ vì lý do là đất không có đường đi mà không được sang tên thì trả lời của cán bộ tiếp nhận hồ sơ là không có cơ sở.

5/5 - (1 vote)