Nghiệm thu dự án hay nghiệm thu công trình là bước rất quan trọng và là yếu tố bắt buộc khi lập kế hoạch cho một dự án, công việc, vì thực tế không có nhà thầu nào có thể đảm bảo 100% chất lượng công trình . Việc nghiệm thu sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia, nhân viên có khả năng kiểm tra chất lượng, đồng thời đưa ra đánh giá toàn diện và chính xác nhất về công việc. Vậy pháp luật hiện nay Quy định về nghiệm thu công trình xây dựng như thế nào? hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Quy định về nghiệm thu công trình xây dựng
Nghiệm thu công trình xây dựng có nghĩa là kiểm tra chất lượng công trình sau khi thi công và đưa vào vận hành. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra trước khi phê duyệt công trình. Việc nghiệm thu là bước vô cùng quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ công trình xây dựng nào, bởi đó là cơ sở để đảm bảo an toàn, chất lượng công trình mà nhà thầu phải cùng với chủ đầu tư thực hiện theo hợp đồng xây dựng đã ký kết và giám sát quá trình thi công.
– Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
– Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
– Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên công việc được nghiệm thu;
- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
- Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
- Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
- Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
- Phụ lục kèm theo (nếu có).

Trách nhiệm của Chủ đầu tư khi nghiệm thu công trình xây dựng
Về nghiệm thu dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu dự án xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu dự án xây dựng phải chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình chứng nhận trong quá trình nghiệm thu dự án xây dựng. Theo quy định hiện hành, trách nhiệm tổ chức nghiệm thu dự án xây dựng thuộc về chủ đầu tư dự án xây dựng. Ngoài ra, nếu cần thiết, chủ đầu tư có thể quy định cụ thể việc nghiệm thu đối với các giai đoạn chuyển tiếp quan trọng của dự án xây dựng.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng, cụ thể như sau:
– Trong quá trình thi công công trình xây dựng, chủ đầu tư phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc đơn vị tư vấn, thi công trong việc đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình từ đó kịp thời có biện pháp xử lý khi có vi phạm, kể cả đình chỉ công việc, thay thế bằng đơn vị mới.
– Kiểm tra tư cách pháp lý, chế độ trách nhiệm khi thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng, chế độ trách nhiệm khi thực hiện việc nghiệm thu công trình xây dựng như thành phần các bên nghiệm thu, tính hợp lệ, các biên bản nghiệm thu phải ghi thông tin rõ ràng và chính xác.
- Chủ đầu tư phải kiểm tra thành phần các bên tham gia nghiệm thu công trình xây dựng, tính hợp lệ của các thành viên tham gia nghiệm thu (các thành viên này phải là đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên tham gia nghiệm thu công trình xây dựng).
- Trong mọi biên bản nghiệm thu công trình xây dựng đều phải ghi rõ tên cụ thể của các tổ chức đã tham gia nghiệm thu như: Chủ đầu tư; Doanh nghiệp nhận thầu, đơn vị thi công trực tiếp, tổ chức tư vấn giám sát thi công, ….
- Mọi thành viên khi ký biên bản nghiệm thu công trình xây dựng đều phải ghi rõ họ tên, chức vụ bên dưới chữ ký.
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư công trình xây dựng làm thủ tục bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, quyết toán vốn đầu tư và thực hiện đăng ký tài sản theo quy định của pháp luật.
- Trong quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng, khi nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp, quy định bắt buộc các bên tham gia nghiệm thu công trình xây dựng chỉ phải ký biên bản (ghi rõ họ tên, chức vụ), không phải đóng dấu, bởi vậy chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu công trình xây dựng. Chủ đầu tư và các bên có liên quan như Tổ chức tư vấn do Chủ đầu tư thuê giám sát thi công, Doanh nghiệp nhận thầu xây lắp, Tổ chức tư vấn thiết kế phải có biện pháp kiểm soát trách nhiệm và kết quả làm việc của các thành viên đã tham gia nghiệm thu công trình xây dựng.
– Trong trường hợp Chủ đầu tư tự giám sát thi công công trình xây dựng, báo cáo của tổ chức tư vấn giám sát phải thay thế bằng báo cáo của cán bộ giám sát của Chủ đầu tư.
– Chủ đầu tư có trách nhiệm yêu cầu tổ chức tư vấn thiết kế công trình xây dựng; nhà sản xuất hoặc cung cấp thiết bị công nghệ lắp đặt vào công trình xây dựng phải soạn thảo, cung cấp tài liệu, văn bản Hướng dẫn quản lý vận hành sử dụng thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng; Hướng dẫn quản lý, vận hành, sử dụng công trình xây dựng.
Kiểm tra nghiệm thu có các chi phí gì?
Khi kiểm tra nghiệm thu công trình xây dựng thì cũng sẽ có những chi phí nhất định. Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 10/2021/TT-BXD quy định về Chi phí thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng gồm có những chi phí sau:
– Chi phí kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng, bao gồm công tác phí theo quy định và chi phí khác phục vụ cho công tác kiểm tra;
– Chi phí thuê cá nhân (chuyên gia) do cơ quan chuyên môn về xây dựng mời, bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia;
– Chi phí thuê tổ chức tham gia thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng.
Mời bạn xem thêm:
- Thẩm quyền thu hồi đất quốc phòng thuộc về cơ quan nào?
- Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề như thế nào?
- Quy trình thực hiện làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho đất khai hoang 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là thông tin về bài viết “Quy định về nghiệm thu công trình xây dựng” mà Luật đất đai đã đề cập. Nếu có gặp vướng mắc hay nhu cầu sử dụng dịch vụ về các vấn đề về giá làm sổ đỏ đất thổ cư hãy liên với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
Câu hỏi thường gặp
Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:
a) Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;
b) Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;
c) Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;
d) Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình;
đ) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
e) Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).