Quyền lợi khi bị thu hồi đất nông nghiệp là gì?

27/10/2023 | 09:51 15 lượt xem Tài Đăng

“Xin chào đội ngũ tư vấn của Luật đất đai! Tôi tên là Quỳnh Nga, 40 tuổi, hiện tại đang sinh sống tại Huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình. Nhắc đến Thái Bình, nhiều người sẽ nghĩ đến những cánh đồng lúa rộng lớn nên phần lớn đất đai sẽ là đất nông nghiệp. Gia đình tôi cũng có một mảnh đất nông nghiệp do bố mẹ chồng tôi để lại. Tuy nhiên, thời gian gần đây, mảnh đất đó thuộc diện thu hồi để phục vụ cho việc làm đường quốc lộ. Vây nên, gia đình tôi thắc mắc rằng, quyền lợi khi bị thu hồi đất nông nghiệp như thế nào? Quy định về thu hồi đất cũng như điều kiện để bồi thường về đất bị thu hồi ra sao? Mong rằng câu hỏi của tôi sẽ được giải đáp!”

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Đất nông nghiệp là gì?

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp. Mặc dù cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch nhưng nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Chính vì thế, đất nông nghiệp là loại đất chiếm phần lớn diện tích đất ở Việt Nam. Đây cũng là loại đất có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Như vậy, có thể hiểu, đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng… Đât là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế của ngành nông nghiệp.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013, tùy theo mục đích sử dụng mà đất nông nghiệp được chia ra thành nhiều loại khác nhau, cụ thể:

Điều 10. Phân loại đất

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;”

Như vậy, đất nông nghiệp bao gồm: đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp dùng cho chăn nuôi, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối, đất nông nghiệp khác.

Quy định về thu hồi đất

Mặc dù “thu hồi đất” không phải là vấn đề ít xảy ra trên thực tế nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ khái niệm này là gì hay những quy định của pháp luật liên quan. Thông thường, đất đai sẽ bị thu hồi để triển khai thực hiện một dự án nào đó, ví dụ như làm đường cao tốc Bắc – Nam, đường quốc lộ, xây dựng trường học, bệnh viện hay các công trình công cộng khác.

Trước hết, hãy tìm hiểu về khái niệm thu hồi đất.

Khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 2013 có quy định, “Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”

Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh

– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng.

– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

(Điều 61, 62, 64, 65 Luật Đất đai 2013)

Thẩm quyền thu hồi đất sẽ thuộc về các chủ thể sau đây:

–  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

+ Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2013;

+ Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

(khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai 2013)

– Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

+ Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

+ Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

(khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2013)

Lưu ý: Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi của Ủy ban nhân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất (khoản 3 Điều 66 Luật Đất đai 2013).

– Ban Quản lý khu công nghệ cao quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

+ Thu hồi đất đã cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013;

+ Thu hồi đất đã cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện trả lại đất theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013.

(điểm c khoản 2 Điều 52 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

– Ban Quản lý khu kinh tế quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

+ Thu hồi đất đã giao lại, cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại các Điểm a, b, c, d, e, g, i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013;

+ Thu hồi đất đã giao lại, cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện trả lại đất theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013;

(điểm c khoản 1 Điều 53 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

– Cảng vụ hàng không quyết định thu hồi đất đối với trường hợp được Cảng vụ hàng không giao đất mà thuộc các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, e, g và i Khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013.

(điểm c khoản 4 Điều 55 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

Quyền lợi khi bị thu hồi đất nông nghiệp
Quyền lợi khi bị thu hồi đất nông nghiệp

Quyền lợi khi bị thu hồi đất nông nghiệp

Quyền lợi khi bị thu hồi đất là những bồi thường thiệt hại mà người sử dụng nhận được do đất của mình bị thu hồi. Việc bồi thường sẽ bù đắp những thiệt hại về vật chất cho người sử dụng đất. Nếu thu hồi đất nông nghiệp, người sử dụng đất cũng sẽ được bồi thường. Mặc dù không phải trường hợp nào cũng được bồi thường nhưng về cơ bản, quyền lợi khi bị thu hồi đất nông nghiệp như sau:

Đối với trường hợp thu hồi đất ở

Căn cứ theo Luật Đất Đai 2013 điều 79 thì Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau:

– Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư;

– Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.

Quyền được Nhà nước hỗ trợ khi thu hồi đất

Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ căn cứ theo điều 83 khoản 2 Luật Đất Đai 2013.

Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

a) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;

b) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;

c) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;

d) Hỗ trợ khác.

Ngoài các quy định trong luật đất đai còn có các Nghị định 47/NĐ- CP về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung NĐ 47/NĐ-CP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quyền lợi khi bị thu hồi đất nông nghiệp“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như làm sổ đỏ đất ao. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Người dân có thể thỏa thuận về giá đền bù khi nhà nước thu hồi đất hay không?

Trường hợp sử dụng đất thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh không thuộc các trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà chủ đầu tư và người sử dụng đất tự thỏa thuận thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì thực hiện theo quy định.
Các doanh nghiệp tư nhân thường có xu hướng áp giá đền bù bằng với giá nhà nước đền bù khi thu hồi, mức giá của nhà nước sẽ thấp hơn và có lợi hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không đồng ý, người dân có quyền quyền thỏa thuận với doanh nghiệp về mức bồi thường.
Quá trình tự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người có đất được quy định tại Điều 4 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT như sau:
Điều 4. Việc sử dụng đất trong dự án sản xuất, kinh doanh thực hiện theo phương thức thỏa thuận mua tài sản gắn liền với đất, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Việc thu hồi đất để cho chủ đầu tư thuê thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh đối với trường hợp quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 16 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP), được bổ sung tại Khoản 15 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Chủ đầu tư gửi văn bản đến cơ quan tài nguyên và môi trường nơi có đất đề nghị thu hồi đất để cho chủ đầu tư thuê.
b) Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện như quy định về thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Chủ đầu tư có trách nhiệm ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được ngân sách nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền thuê đất phải nộp; mức được trừ không vượt quá tiền thuê đất phải nộp.
2. Đối với trường hợp đang sử dụng đất trong khu vực dự án mà đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định nhưng chưa có Giấy chứng nhận thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho người sử dụng đất để thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trước khi thực hiện bán tài sản gắn liền với đất, chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư.
3. Việc giao đất, cho chủ đầu tư thuê đất đối với diện tích đất Nhà nước đã thu hồi theo quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều 16 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP không phải thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.
4. Trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua hình thức mua tài sản gắn liền với đất, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà có thời hạn sử dụng đất khác nhau, trong đó có một phần diện tích đất có thời hạn ổn định lâu dài thì thời hạn sử dụng đất được xác định lại theo thời hạn của dự án đầu tư quy định tại Khoản 3 Điều 126 của Luật đất đai; trường hợp không thuộc diện thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư thì thời hạn sử dụng đất do Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất quyết định nhưng không được vượt quá 50 năm. Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà toàn bộ diện tích đất có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài thì thời hạn sử dụng đất được xác định là ổn định lâu dài.”

Nguyên tắc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất đai ra sao?

Điều 74 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau về nguyên tắc bồi thường đất đai bị thu hồi như sau:
Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.”
Như vậy, để được bồi thường đất đai khi bị thu hồi, người sử dụng cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng hoặc bằng tiền.

5/5 - (1 vote)