Rừng đặc dụng là gì? Phân loại rừng đặc dụng

26/09/2023 | 10:09 59 lượt xem Anh Vân

Nước ta là một trong các quốc gia được thiên nhiên rất ưu ái khi có nhiều tài nguyên khoáng sản khác nhau. Đặc biệt là tài nguyên rừng với 3/4 diện tích đồi núi. Có thể nói rừng có vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Hiện nay nhà nước phân loại rừng để có những biện pháp quản lý phù hợp. Có một số loại rừng như rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Trong bài viết ngày hôm nay Luật đất đai tìm hiểu Rừng đặc dụng là gì? Hãy cùng tìm hiểu và theo dõi nhé.

Rừng đặc dụng là gì?

Mỗi loại rừng đều có vai trò chức năng nhất định. Rừng đặc dụng thì có vai trò bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn hệ sinh thái và đây còn là nơi sinh sống, bảo tồn của rất nhiều loại động thực vật quý hiếm. Khái niệm về rừng đặc dụng được pháp luật giải thích rất rõ ràng cụ thể:

Rừng đặc dụng là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, bảo vệ nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên; vườn quốc gia; rừng văn hóa xã hội; nghiên cứu thí nghiệm.

Về nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng đặc dụng, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định như sau:

  • Việc phát triển, sử dụng rừng đặc dụng phải bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan khu rừng.
  • Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải được xác định rõ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ – hành chính và vùng đệm.
  • Mọi hoạt động ở khu rừng đặc dụng phải được phép của chủ rừng và phải tuân theo quy chế quản lý rừng.

Phân loại rừng đặc dụng theo quy định

Rừng đặc dụng là nơi bảo tồn thiên nhiên hoang dã và các loài quý giá của đất nước. Ngoài động vật, thực vật cũng được bảo tồn, tránh tình trạng khai thác khiến các loài bị tuyệt chủng. Rừng đặc dụng phải tuân theo mô hình hệ sinh thái tiêu chuẩn và cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết. Rừng đặc dụng bao gồm: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu rừng văn hóa – lịch sử – môi trường.

Vườn quốc gia: Là vùng đất tự nhiên được hình thành để bảo vệ một hoặc nhiều hệ sinh thái. Nó cần đáp ứng được những yêu cầu sau đây: Phải là vùng đất tự nhiên gồm mẫu chuẩn của hệ sinh thái cơ bản còn nguyên vẹn hoặc con người chưa hoặc ít tác động hoặc là những khu rừng có giá trị cao về văn hóa và du lịch; Có diện tích đủ rộng chứa được một hoặc nhiều hệ sinh thái, không bị thay đổi do các tác động xấu của con người; Giao thông phải tương đối thuận lợi; Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái cần bảo tồn tử 70% trở lên.

Khu bảo tồn thiên nhiên: (Còn được gọi là khu bảo toàn loài sinh cảnh và khu dự trữ tự nhiên). Là vùng đất tự nhiên được thành lập với mục đích bảo vệ diễn thế tự nhiên. Khu bảo tồn thiên nhiên cần đáp ứng được những yêu cầu dưới đây: Là vùng đất tự nhiên, có dự trữ tài nguyên thiên nhiên rất lớn, đặc biệt có giá trị đa dạng sinh học cao; Có những loài động vật hoang dã quý hiếm hoặc là nơi có những loài động thực vật đặc hữu; Là nơi có giá trị cao về giáo dục, khoa học và du lịch; Có diện tích đủ rộng để chứa một hoặc nhiều hệ sinh thái và tỷ lệ cần bảo tồn >70%.

Khu rừng văn hóa – lịch sử – môi trường: Là khu vực có một hoặc nhiều cảnh quan mang giá trị văn hóa, lịch sử. Được lập ra nhằm mục đích phục vụ những hoạt động văn hóa, du lịch hoặc nghiên cứu, gồm: Những khu vực có di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hàng trong nước và thế giới; Khu vực có những thắng cảnh ở ven biển, hải đảo hoặc đất liền.

Rừng đặc dụng là gì

Tổ chức quản lý rừng đặc dụng

Rừng đặc dụng giúp bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ các di tích lịch sử của dân tộc và bảo tồn các địa danh nổi tiếng. Ngoài ra, loại rừng này còn được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Hiện nay, hầu hết các khu rừng đặc biệt đều được phát triển thành điểm du lịch để du khách có thể tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn. Do vậy pháp luật quy định Tổ chức quản lý rừng đặc dụng như sau:

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 26 Luật Lâm nghiệp 2017, quy định như sau:

“1. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng được quy định như sau:

a) Thành lập ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích tập trung từ 3.000 ha trở lên.

Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có một hoặc nhiều khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích mỗi khu dưới 3.000 ha thì thành lập một ban quản lý rừng đặc dụng trên địa bàn;

b) Tổ chức được giao khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia tự tổ chức quản lý khu rừng.”

Căn cứ Điều 50, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định như sau:

“Điều 50. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng

1. Các khu rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải có Ban quản lý. Ban quản lý khu rừng đặc dụng là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập.

2. Đối với những khu rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Ban quản lý; trường hợp không thành lập Ban quản lý thì cho tổ chức kinh tế thuê rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

3. Đối với những khu rừng đặc dụng là khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học thì giao cho tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp trực tiếp quản lý.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề Rừng đặc dụng là gì?“. Hãy theo dõi Luật đất đai để biết thêm nhiều kiến thức tư vấn pháp lý như Nguyên tắc bồi thường giải phóng mặt bằng nhé!

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền giao đất rừng đặc dụng?

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Cần thực hiện những biện pháp nào để bảo vệ rừng đặc dụng?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định các biện pháp bảo vệ rừng đặc dụng như sau:
Bảo vệ hệ sinh thái rừng
Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp;
Không tiến hành các hoạt động sau đây trong rừng đặc dụng: các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác; gây ô nhiễm môi trường; mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng; chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp; quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng đặc dụng phải được bảo vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng;
Được thả những loài động vật bản địa khỏe mạnh, không có bệnh và đã có phân bố trong khu rừng đặc dụng; số lượng động vật của từng loài thả vào rừng phải phù hợp với vùng sống, nguồn thức ăn của chúng và bảo đảm cân bằng sinh thái của khu rừng;
Không thả và nuôi, trồng các loài động vật, thực vật không có phân bố tự nhiên tại khu rừng đặc dụng.
Thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Chương IV của Nghị định này.
Thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại Điều 40 của Luật Lâm nghiệp.

5/5 - (1 vote)