Thẩm quyền cấp đất tín ngưỡng thuộc về cơ quan nào?

07/08/2023 | 03:11 19 lượt xem Anh Vân

Hiện nay, đất đai tham gia rất nhiều vào các lĩnh vực kinh tế – xã hội của đời sống. Đất đai là cơ sở để hình thành nên một quốc gia, và mỗi quốc gia sẽ có những phong tục tập quán, tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau. Vì vậy, đất dành cho hoạt động tôn giáo là một vấn đề đáng được quan tâm, đồng thời là cơ sở để phân chia các hạng mục pháp lý nhằm đảm bảo việc sử dụng đất tôn giáo tuân thủ đúng pháp luật. Thẩm quyền cấp đất tín ngưỡng thuộc về cơ quan nào? hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Đất tín ngưỡng là gì?

Pháp luật đất đai hiện nay không có quy định nào giải thích về đất tín ngưỡng nhưng có quy định đất tín ngưỡng gồm những loại đất nào, có quy định về việc sử dụng đất tín ngưỡng ra sao. Căn cứ Điều 160 Luật Đất đai 2013 quy định về đất tín ngưỡng như sau:

Đất tín ngưỡng

1. Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Từ quy định trên thì đất tín ngưỡng bao gồm có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thẩm quyền cấp đất tín ngưỡng thuộc về cơ quan nào?

Đất đai là chủ đề thường được nhắc đến trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đất đai như: định nghĩa, khái niệm, cách phân biệt từng loại đất theo những tiêu chí nào…. Đây là những chủ đề được mọi người quan tâm và biết đến. Mỗi loại đất có một mục đích sử dụng nhất định và theo từng loại đất mà người ta đặt tên phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Thẩm quyền cấp đất tín ngưỡng thuộc về cơ quan địa phương đó

Về người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất tín ngưỡng, tôn giáo được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật Đất đai năm 2013 với nội dung sau đây:

– Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư.

– Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo.

Thẩm quyền cấp đất tín ngưỡng thuộc về cơ quan nào

Đất tín ngưỡng có được cấp Sổ đỏ không?

Về nguyên tắc dù thuộc nhóm đất phi nông nghiệp hay nhóm đất nông nghiệp đều được cấp Sổ đỏ nếu có đủ điều kiện. Việc cấp sổ không chỉ giúp cho người sử dụng đất có đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định mà còn giúp Nhà nước quản lý đất đai có hiệu quả hơn.

Điều kiện đất tín ngưỡng được cấp Sổ đỏ chia thành 02 trường hợp như sau:

* Đất tín ngưỡng do cộng đồng dân cư sử dụng

Khoản 5 Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Như vậy, để được cấp sổ phải đáp ứng các điều kiện như sau:

– Không có tranh chấp;

– Được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng.

* Đất tín ngưỡng do hộ gia đình, cá nhân sử dụng (đất xây dựng nhà thờ họ)

Trường hợp đất tín ngưỡng là đất xây dựng nhà thờ họ do hộ gia đình, cá nhân sử dụng thì điều kiện được cấp Sổ đỏ áp dụng như điều kiện đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai 2013 và được hướng dẫn bởi Điều 20, Điều 22, Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất tín ngưỡng

Căn cứ theo khoản 1 điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, để xin cấp sổ đỏ cho đất tín ngưỡng, người sử dụng đất tín ngưỡng hoặc người được ủy quyền phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ địa chính
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Ngoài 02 loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp, cụ thể:

  • Trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
  • Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó.

Thủ tục 

Bước 1: Nộp hồ sơ

– Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.

– Cách 2: Không nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất

  • Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
  • Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Bước 4: Trả kết quả

* Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian trên không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định.

Vấn đề “Thẩm quyền cấp đất tín ngưỡng” đã được Luật đất đai cung cấp trong bài viết phía trên đây. Hãy theo dõi chúng tôi để tìm hiểu thêm về kiến thức pháp luật liên quan đến đất đai nhé.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn sử dụng đất tín ngưỡng như thế nào?

Đất tín ngưỡng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và có thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài.
Nội dung này được quy định rõ tại khoản 8 Điều 125 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây:
Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;
Đất tín ngưỡng;”.

Đất tín ngưỡng có được chuyển nhượng không?

Đối với đất tín ngưỡng do cộng đồng dân cư sử dụng thì không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 181 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất
Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.
Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất”.

5/5 - (1 vote)