Thẩm quyền thu hồi đất rừng phòng hộ thuộc về ai?

12/10/2023 | 08:46 41 lượt xem Anh Vân

Rừng là nguồn tài nguyên quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào vì rừng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái và khí hậu địa phương mà còn ảnh hưởng đến đời sống người dân và nền kinh tế của đất nước. Hiện nay, rừng được phân thành nhiều loại rừng khác nhau, trong đó có rừng phòng hộ là loại rừng quan trọng. Khi thuộc trường hợp phải thu hồi đất thì rừng phòng hộ sẽ bị thu hồi theo quy định. Vậy Thẩm quyền thu hồi đất rừng phòng hộ thuộc cơ quan nào? Hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu nhé!

Các trường hợp thu hồi đất rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ có mục đích chủ yếu là bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, lở đất, lũ quét, lũ ống, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh góp phần đảm bảo an ninh và sự kết hợp giữa du lịch sinh thái và giải trí. Khi thuộc các trường hợp sau thì sẽ bị thu hồi đất rừng phòng hộ.

Căn cứ theo Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về các trường hợp nhà nước thu hồi đất rừng phòng hộ như sau:

  • Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
  • Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
  • Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
  • Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
  • Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
  • Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
  • Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.

Các trường hợp khác ở đây là nội dung được đề cập đến tại Khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013, cụ thể Nhà nước được thu hồi đất rừng phòng hộ trong các trường hợp sau:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Như vậy, nếu đất rừng phòng hộ thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ bị nhà nước thu hồi đất.

Thẩm quyền thu hồi đất rừng phòng hộ

Mỗi loại rừng đều có vai trò riêng và có tác động to lớn đến sự tồn tại và phát triển của đất nước. Rừng phòng hộ là loại rừng có vai trò đặc biệt và khi có quy hoạch thì sẽ bị thu hồi lại. Về thẩm quyền thu hồi đất rừng phòng hộ như sau:

Căn cứ Điều 23 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định chi tiết thẩm quyền thu hồi đất rừng phòng hộ như sau:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi rừng phòng hộ đối với tổ chức;
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện thu hồi rừng phòng hộ đối với hộ gia đình, cá nhân; thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư;
  • Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng phòng hộ có cả đối tượng nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.
Thẩm quyền thu hồi đất rừng phòng hộ

Thủ tục thu hồi đất rừng phòng hộ

Về trình tự, thủ tục thu hồi đất rừng phòng hộ trong từng trường hợp khác nhau sẽ có sự khác nhau bởi vì những lý do khác nhau. Bài viết này chúng tôi sẽ trình bày thủ tục thu hồi đất rừng phòng hộ đối với trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Căn cứ Điều 69 Luật Đất đai 2013 thủ tục thu hồi đất rừng phòng hộ bao gồm các thủ tục chính sau đây:

Bước 1: Ra thông báo thu hồi đất:

  • Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.
  • Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

Bước 2: Điều tra, đo đạc, kiểm đếm:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
  • Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
  • Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định.

Bước 3: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

  • Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
  • Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

  • Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật đất đai 2013 quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;
  • Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
  • Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;
  • Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện;
  • Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật đất đai 2013.

Bước 5: Thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt

Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là thông tin về bài viết “Thẩm quyền thu hồi đất rừng phòng hộ” mà Luật đất đai đã đề cập. Nếu có gặp vướng mắc về các vấn đề tư vấn pháp lý về dịch vụ làm sổ đỏ hãy liên với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Câu hỏi thường gặp

Có bao nhiêu loại rừng phòng hộ hiện nay?

Theo khoản 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017, rừng phòng hộ phân loại theo mức độ xung yếu bao gồm 2 nhóm sau:
Nhóm 1:
Rừng phòng hộ đầu nguồn;
Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư;
Rừng phòng hộ biên giới;
Nhóm 2:
Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

Thu hồi đất rừng phòng hộ có được bồi thường?

Căn cứ theo Điều 74 Luật đất đai 2013 thì khi bị thu hồi đất rừng phòng hộ, bạn có được bồi thường hay không phụ thuộc vào hình thức sử dụng đất và lý do thu hồi đất.
Có thể được nhà nước bồi thường chi phí đầu tư vào đất nếu thỏa mãn được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 76 Luật đất đai 2013.
Ngoài các trường hợp này, nếu đất rừng phòng hộ thỏa mãn các điều kiện tại điều 75 Luật Đất đai 2013 (Mời bạn đọc tham khảo bài viết Điều kiện bồi thường về đất) thì sẽ được nhận khoản bồi thường theo quy định của pháp luật.
Việc bồi thường về đất khi thu hồi đất rừng phòng hộ thực hiện theo đúng nguyên tắc:
Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Đánh giá post