Thời kỳ hội nhập giúp Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt là ngành xây dựng đã đóng vai trò to lớn trong việc thay đổi tích cực bộ mặt đất nước. Quá trình xây dựng và phát triển đô thị mang đến cho đất nước ta nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, khó khăn. Một số vấn đề về xây dựng như không tuân thủ yêu cầu tiêu chuẩn xây dựng, vấn đề ranh giới đường, cách xác định ranh giới đường bộ. Để tìm hiểu thêm mời bạn đọc tham khảo bài viết “Quy định về mốc lộ giới đường bộ năm 2023” của Luật đất đai.
Quy định về mốc lộ giới đường bộ năm 2023
Hệ thống đánh dấu ranh giới này cũng tạo ra một con đường cảnh báo mọi người không xây dựng các công trình trong phạm vi đánh dấu ranh giới. Từ đó, việc mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu bất động sản sẽ diễn ra một cách rõ ràng, không bị ràng buộc bởi các quy định về quy hoạch hay bồi thường, dẫn đến những tranh chấp, kiện tụng không đáng có.
Mục đích của các đường màu đỏ là để chỉ định cụ thể các khu vực được nhà nước chỉ định xây dựng, xây dựng nhà ở và các khu vực dành riêng cho đường bộ, hành lang an toàn đường bộ và không gian công cộng. Nó được phân định rõ ràng bằng hệ thống biển báo đường bộ được cơ quan quản lý nhà nước lắp đặt đặc biệt ở hai bên đường. Trường hợp chưa có mốc giới, người sử dụng đất nên liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để xem bản đồ. Trên giấy tờ, kế hoạch này nhằm xác định rõ ràng hơn các địa điểm xây dựng và các ranh giới màu đỏ để đảm bảo tuân thủ và thực thi.
Mốc lộ giới là cọc mốc được đặt ở mép ngoài cùng xác định ranh giới của đất dành cho đường bộ theo chiều ngang đường.
Tác dụng của cọc mốc lộ giới: Cọc mốc lộ giới là một loại báo hiệu đường bộ dùng để xác định giới hạn bề rộng đất dành cho đường bộ (gồm đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Cấu tạo cọc mốc
- Cọc mốc được đúc bằng bê tông không có cốt thép với kích thước (20 cm x 20 cm x 100 cm). Phần đầu cọc mỗi cạnh vát 10°, phần chôn xuống đất dài 50 cm, có bê tông chèn chân cọc. Trong trường hợp đặc biệt có thiết kế riêng nhưng phải đảm bảo bề rộng để viết chữ.
- Mặt trước cọc (phía quay ra đường) ghi chữ “MỐC LỘ GIỚI”, chữ chìm, nét chữ màu đỏ cao 6 cm, rộng 1 cm, sâu vào trong bê tông 3 mm – 5 mm;
- Cọc được sơn màu trắng. Phần trên cùng cao 10 cm (từ đỉnh cột trở xuống) sơn màu đỏ;
Theo QCVN 41:2019/BGTVT, mốc lộ giới là cọc mốc được đặt ở mép ngoài cùng xác định ranh giới của đất dành cho đường bộ theo chiều ngang đường.
Điều 73 QCVN 41:2019/BGTVT quy định cọc mốc lộ giới là một loại báo hiệu đường bộ dùng để xác định giới hạn bề rộng đất dành cho đường bộ (gồm đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Đường qua khu đông dân cư, thị xã, làng, bản: bình quân cứ 100 m cắm một cột về mỗi bên đường.
- Đường qua khu vực đồng ruộng, đồi thấp, ngoài khu đông dân cư, tùy theo địa hình cụ thể mà cự ly các cột thay đổi từ 200 m đến 500 m.
- Ở vùng núi cao chỉ cắm đại diện ở một số vị trí sao cho đủ để giúp cho quản lý hành lang an toàn đường bộ.
Các đơn vị quản lý đường có trách nhiệm cắm mốc lộ giới và bàn giao cho UBND cấp xã sở tại quản lý theo quy định. Đối với các dự án xây dựng mới, chủ đầu tư chỉ đạo đơn vị thi công cắm đầy đủ mốc lộ giới và lập thành hồ sơ, sau khi hoàn thành công trình phải bàn giao hồ sơ hoàn công trong đó có hồ sơ mốc lộ giới xác định hành lang an toàn đường bộ cho đơn vị quản lý đường bộ và UBND cấp xã sở tại quản lý theo quy định;
Mốc lộ giới trên các tuyến đường phải được thể hiện, lập trên bình đồ duỗi thẳng với tỷ lệ 1/10.000.
Cách xác định mốc lộ giới theo quy định
Mốc lộ giới quy hoạch giao thông sẽ phụ thuộc vào chiều cao của từng ngôi nhà và sẽ bao gồm khoảng lùi phù hợp theo quy định của quy chuẩn xây dựng. Và nói chung, tòa nhà càng cao thì khoảng lùi đường sẽ càng sâu. Vì vậy, cần phải tính toán kỹ lưỡng và lựa chọn vị trí phù hợp nhất để đảm bảo tính bền vững và lâu dài.
Cách xác định mốc lộ giới đất:
Bước 1: Nhìn tổng quan khu đất chuẩn bị xây dựng, xác định các cột mốc lộ giới hay các biển báo liên quan đến lộ giới mà nhà nước cắm ở hai bên đường.
Bước 2: Từ vị trí của cột mốc lộ giới xác định lộ giới của tuyến đường tính từ tim đường sang hai bên.
Bước 3: Từ lộ giới đó chúng ta đi xác định khoảng lùi phù hợp với tuyến đường xây dựng và quy hoạch của cơ quan nhà nước.
Bước 4: Sau khi đã xác định được khoảng lùi của công trình ta sẽ được chỉ giới xây dựng, phần đất trong chỉ giới xây dựng sẽ là phần diện tích xây dựng công trình hợp pháp.
Áp dụng vào thực tế nếu trường hợp ta xây dựng các công trình nhà ở trong đô thị thì cần phải xác định mốc lộ giới của tuyến đường từ đó xác định được khoảng lùi và chiều cao của công trình cũng như phần diện tích được phép xây dựng đạt tiêu chuẩn và đúng theo quy hoạch. Theo pháp luật xây dựng thì tùy thuộc vào độ cao của các công trình nhà ở được thiết kế mà khoảng lùi lộ giới cũng khác nhau, cụ thể là:
Tuyến đường lộ giới dưới 19 mét :
- Trường hợp 1: Công trình xây dựng cao dưới 19m thì sẽ không phải cách mốc lộ giới.
- Trường hợp 2: Công trình cao từ 19-22m thì phải cách mốc lộ giới 3m.
- Trường hợp 3: Công trình cao từ 22-25m thì phải cách mốc lộ giới 4m.
- Trường hợp 4: Công trinh cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.
Tuyến đường lộ giới từ 19 đến 22 mét:
- Trường hợp 1: Công trình xây dựng cao dưới 22m thì sẽ không phải cách mốc lộ giới.
- Trường hợp 2: Công trình cao từ 22-25m thì phải cách mốc lộ giới 3m.
- Trường hợp 3: Công trinh cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.
Tuyến đường lộ giới từ 22 mét trở lên:Trường hợp 1:
- Công trình thấp hơn 25m sẽ không phải cách mốc lộ giơi.
- Trường hợp 2: Công trinh cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.
Đây là những quy định theo bộ xây dựng, các quy chuẩn trên chỉ là cái khung. Trong thực tế sẽ có những trường hợp lộ giới của tuyến đường hoặc chiều cao công trình lệch so với quy chuẩn trên. Khi đó tùy từng trường hợp mà cơ quan chức năng sẽ xem xét và phụ thuộc vào diện tích của mảnh đất mình đăng ký xây dựng công trình cụ thể.
Mời bạn xem thêm:
- Mốc lộ giới đường nông thôn quy định thế nào?
- Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề như thế nào?
- Đo đạc xác định lại diện tích kích thước thửa đất như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Quy định về mốc lộ giới đường bộ năm 2023”. Hãy theo dõi Luật đất đai để biết thêm nhiều kiến thức tư vấn pháp lý về tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài nhé!
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điều 2 Thông tư 10/2016/TT-BXD, các loại mốc giới được quy định như sau:
Các mốc giới cắm ngoài thực địa gồm: mốc tim đường, mốc chỉ giới đường đỏ, mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.
Mốc tim đường là mốc xác định tọa độ và cao độ vị trí các giao Điểm và các Điểm chuyển hướng của tim đường, có ký hiệu TĐ
Mốc chỉ giới đường đỏ là mốc xác định đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, có ký hiệu CGĐ.
Mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng là mốc xác định đường ranh giới khu vực cấm xây dựng; khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và các khu vực cần bảo vệ khác, có ký hiệu RG.
Trong trường hợp mốc giới cần cắm nằm bên trong công trình hiện trạng, gây ảnh hưởng đến công trình hiện trạng thì xác định mốc tham chiếu để thay thế mốc giới cần cắm, có ký hiệu MTC.
Điều 94 Luật Đất đai 2013 quy định khi Nhà nước xây dựng công trình công cộng, quốc phòng, an ninh có hành lang bảo vệ an toàn mà không thu hồi đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn thì người sử dụng đất được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của Chính phủ.
Điều 10 Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ:
Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ quy định tại Điều 94 Luật đất đai 2013