Quy trình tách hợp thửa đất diễn ra như thế nào?

23/10/2023 | 10:20 31 lượt xem Anh Vân

Hiện nay thì việc thực hiện tách hay hợp các thửa đất có lẽ không còn là thủ tục xa lạ với người sử dụng đất, mục đích của những hoạt động này là để phân chia đất đai từ một mảnh đấtra thành nhiều mảnh khác nhau hoặc từ nhiều mảnh khác nhau gộp lại thành một thửa đất với diện tích lớn hơn. Để hiểu rõ hơn các quy định của pháp luạt về vấn đề này cũng như tìm hiểu về “Quy trình tách hợp thửa đất diễn ra như thế nào?” hiện nay ra sao thì mời bạn hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Quy trình tách hợp thửa đất

Các thủ tục tách hay hợp thửa đất là hai thủ tục hoàn toàn khác nhau về bản chất và tác động đối với đất đai cũng như quy trình thực hiện. Bởi vậy nên các quy định áp dụng cho thủ tục tách thửa đất và hợp thửa đất cũng sẽ khác nhau. Sau đây mời các bạn hãy cùng chúng tôi phân biệt giữa 2 quy trình này nhé:

Tách thửa đất

Tách thửa là quá trình chia nhỏ quyền sử dụng đất từ ​​một người có tên trong Sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác. Theo pháp luật hiện hành, phân chia đất đai hay phân chia đất đai là quá trình phân chia quyền sở hữu đất đai từ một người có trách nhiệm cho một hoặc nhiều chủ thể khác nhau. Việc cấp thửa phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bước 1: chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa đất

Hồ sơ cần phải có theo quy định khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT gồm có:

  • 01 đơn đề nghị tách thửa đất mẫu 11/ĐK (mẫu đơn này được ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất đã được cấp cho bạn (bản chính);

Thường đi kèm với hồ sơ trên là bạn cần phải chuẩn bị thêm các giấy tờ sau: Sổ hộ khẩu của bạn/Giấy tờ xác minh nơi bạn cư trú do công an có thẩm quyền cấp, Căn cước công dân/chứng minh nhân dân của bạn vẫn còn thời hạn.

Sau khi đã có đầy đủ hồ sơ, bạn nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc Văn phòng/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất/văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi có đất (áp dụng đối với những nơi chưa có văn phòng đăng ký đất đai)/bộ phận hành chính một cửa (bộ phận tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất nếu địa phương đã xây dựng bộ phận này).

Bạn nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả khi nộp hồ sơ đề nghị tách thửa đất tại các cơ quan này.

Bước 2: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý, giải quyết hồ sơ đề nghị tách thửa đất

Văn phòng/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất/văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi có đất nhận hồ sơ từ bộ phận tiếp nhận và thực hiện các công việc sau đây:

  • Thực hiện đo đạc thửa đất có yêu cầu tách thửa của bạn;
  • Tiến hành cập nhật, chỉnh lý biến động thông tin về kích thước, người sử dụng đất…trong cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính theo thẩm quyền;
  • Gửi thông tin về thửa đất đề nghị tách sang cơ quan thuế cùng cấp để tính toán tiền thuế, phí (nếu có);
  • Lập hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp Giấy chứng nhận mới cho người sử dụng đất;
  • Trao kết quả/thông báo cho người có yêu cầu tách thửa được biết về hồ sơ đề nghị tách thửa đất có thực hiện được hay không.

Bước 3: Người yêu cầu tách thửa đất nhận kết quả về đề nghị tách thửa đất của mình

Bạn nhận kết quả là thông báo từ cơ quan tiếp nhận hồ sơ về việc yêu cầu tách thửa đất của mình có phù hợp với quy định pháp luật hiện hành hay không (thường là bạn sẽ nhận được thông báo/công văn trả lời từ văn phòng/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai về việc thửa đất đề nghị tách có đủ điều kiện tách thửa hay không).

Quy trình tách hợp thửa đất

Thủ tục hợp thửa đất

Hợp thửa đất là trường hợp hợp nhất quyền sử dụng các thửa đất liền kề của một chủ sở hữu được gộp thành một quyền sử dụng đất chung của các thửa đất. Sáp nhập thửa đất là việc xác nhận quyền sử dụng mới tương ứng với lô đất được tạo thành từ các lô liền kề.

Bước 1: Nộp hồ sơ

Những địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận một cửa thì hồ sơ nộp về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Nộp hồ sơ ở Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, nơi tổ chức Bộ phận một cửa thì phải nộp tại Bộ phận một cửa.

Hộ gia đình, cá nhân cũng như cộng đồng dân cư sẽ nộp hồ sơ tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu tách thửa, hợp thửa đất.

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ giấy tờ hoặc chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn cho người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định pháp luật.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao “Phiếu tiếp nhận” cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện các công việc như sau:

  • Lập hồ sơ để trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất đối với mảnh đất đã tách thửa, hợp thửa
  • Thực hiện đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  • Chỉnh lý và cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Trao kết quả

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã.

Quy trình tách hợp thửa đất

Hồ sơ thực hiện thủ tục tách thửa đất hợp thửa đất

Khi người dân mốn thực hiện các thủ tục hành chính hay các thủ tục khác thì điều đầu tiên cần phải chuẩn bị các giấy tờ và tài liệu liên quan để tạo một bộ hồ sơ gửi đến cơ quan thực hiện thủ tục. Đối với trường hợp thực hiện thủ tục tách hay hợp thửa đất cũng vậy.

Căn cứ Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ thực hiện thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất quy định như sau:

(1) Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;

2) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Điều kiện tách hợp thửa đất

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì những người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa hay hợp thửa đất thì sẽ phải tuân thủ theo các điều kiện được quy định cụ thể như về giấy chứng nhận quyền sử dugnj đất, đất đang trogn thời hạn sử dụng hay điều kiện về diện tích tối thiểu, diện tích tối đa của thửa đất sao cho phù hợp với quy định đối với từng địa phương.

Khi thực hiện tách thửa phải theo quy định ở Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, :

Đối với đất ở nông thôn sẽ được điều chỉnh bởi Khoản 2 Điều 143 Luật đất đai năm 2013: diện tích tối thiểu được tách thửa phải phù hợp với điều kiện và tập quán ở địa phương do UBND cấp tỉnh quy định. Căn cứ vào quỹ đất địa phương và kế hoạch phát triển nông thôn đã phê duyệt.
Đối với đất ở thành phố được điều chỉnh theo Khoản 4 Điều 144 Luật đất đai năm 2013: diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở do UBND cấp tỉnh quy định. Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương sở tại.
Trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký và đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất. Và trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu. Thì chủ thửa đất sẽ phải chịu những hậu quả sau:

  • Đất sẽ công chứng, chứng thực và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng.
  • Các quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền với đất.
  • Sẽ không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đó.
  • Theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cho phép tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu. Nhưng với điều kiện phải đồng thời hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa

Các điều kiện hợp thửa đất theo quy định của pháp luật như sau:

  • Các thửa đất đó phải có cùng mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điểm 2.3, theo khoản 2, Điều 8 của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.
  • Thửa đất phải nằm liền kề nhau theo quy định khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013.
  • Trong trường hợp hai thửa đất không có cùng mục đích sử dụng đất thì phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
  • Phần diện tích thửa đất sau khi hợp lại không được vượt quá hạn mức cho phép theo quy định. Nếu ngoài hạn mức, người sử dụng đất sẽ phải bị hạn chế quyền lợi hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Quy trình tách hợp thửa đất. Hãy theo dõi Luật đất đai để biết thêm nhiều kiến thức hay nhu cầu dịch tư vấn pháp lý về đất đai khi nhé!

Câu hỏi thường gặp

Thời gian tách thửa đất là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 43/2013/NĐ-CP thì thời gian giải quyết hồ sơ tách thửa tối đa là 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ từ người làm thủ tục.
Thời gian này không bao gồm thời gian trưng cầu giám định, thời gian đóng thuế, phí của người sở hữu đất và thời gian cân nhắc xử lý với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trong thời gian không quá 03 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Đối với các xã hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa, thời gian tách thửa được tăng thêm 15 ngày. Lưu ý, chỉ khi có hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì thời gian tách thửa mới bắt đầu được tính.

Nộp hồ sơ xin hợp thửa ở đâu?

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, bạn có thể chọn nộp hồ sơ ở một trong số các cơ quan sau:
– Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
– Nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu địa phương chưa tổ chức Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
– Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa nếu địa phương đã đã thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính.

5/5 - (1 vote)