Quyền của người được ủy quyền sử dụng đất là gì?

29/12/2023 | 09:03 21 lượt xem Tài Đăng

Ủy quyền sử dụng đất là loại hợp đồng không hiếm gặp hiện nay. Hợp đồng này được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp, người nhận ủy quyền được ủy quyền toàn bộ quyền của người sử dụng đất và họ được thực hiện hầu hết tất cả các quyền đối với đất đai như một người sử dụng đất thực thụ. Chính vì vậy, rất nhiều người nhầm lẫn giữa việc ủy quyền sử dụng đất và chuyển nhượng, tặng cho, … quyền sử dụng đất. Để làm rõ giá trị pháp lý của việc ủy quyền sử dụng đất, mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết “Quyền của người được ủy quyền sử dụng đất” dưới đây của Luật đất đai nhé. 

Ủy quyền quyền sử dụng đất là gì?

Ủy quyền việc một người (người ủy quyền) giao phó quyền lực của mình cho một người khác (người được ủy quyền) để thay mặt mình thực hiện các công việc, nhiệm vụ. Người được ủy quyền có thể được phép đại diện, ký kết hợp đồng, thực hiện giao dịch, hoặc thực hiện các hành động quy định khác tùy theo phạm vi ủy quyền. 

Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 ủy quyền là một trong những căn cứ xác lập quan hệ đại diện. Khi đó, bên ủy quyền đóng vai trò là bên được đại diện và bên được ủy quyền là bên đại diện.  

Căn cứ Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”

Từ những phân tích nêu trên có thể định nghĩa ủy quyền quyền sử dụng đất như sau: Ủy quyền quyền sử dụng đất là việc người có quyền sử dụng đất đất trao quyền sử dụng đất cho người khác theo điều kiện và thời hạn đã được thỏa thuận. Trong quá trình ủy quyền này, người được ủy quyền có thể sử dụng đất, xây dựng nhà cửa hoặc thực hiện các hoạt động khác trên đất theo thỏa thuận của các bên. Ủy quyền quyền sử dụng đất thường được thể hiện thành một hợp đồng giữa người sở hữu đất và người được ủy quyền.

Quyền của người sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai 2013

Tại nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện sở hữu. Để phát triển đất đai, Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người dân thông qua hình thức giao đất hoặc cho thuê đất. Theo đó, người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất được gọi là người sử dụng đất hợp pháp. Người sử dụng đất hợp pháp được hưởng các quyền tại Điều 166, Điều 167 Luật Đất đai 2013. Cụ thể như sau: 

– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

– Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

– Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

– Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

– Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

– Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. 

Quyền của người được ủy quyền sử dụng đất

Quyền của người được ủy quyền quyền sử dụng đất

Trong quan hệ ủy quyền, người nhận ủy quyền được sử dụng quyền lực của bên ủy quyền để thay mặt bên ủy quyền thực hiện các công việc, nhiệm vụ hay thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi ủy quyền. Tương tự như vậy, đối với việc ủy quyền sử dụng đất, người được ủy quyền sử dụng đất được thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong phạm vi ủy quyền. Hay nói cách khác, người được ủy quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện một hoặc một số các quyền được quy định tại Điều 166, Điều 167 Luật Đất đai 2013 (nêu tại phần trên) mà người sử dụng đất hợp pháp (người ủy quyền) cho phép. 

Người được ủy quyền sử dụng đất không được phép thực hiện các quyền vượt quá phạm vi ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền sử dụng đất vượt quá phạm vi ủy quyền để thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất được ủy quyền thì giao dịch đó được xử lý theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: 

“1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Người được đại diện đồng ý;

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

3. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.”

Ủy quyền quyền sử dụng đất chấm dứt khi nào?

Ủy quyền nói chung và ủy quyền sử dụng đất nói riêng là một trong những hình thức cụ thể của giao dịch dân sự được xác lập giữa người sử dụng đất và người được ủy quyền sử dụng đất. Theo quy định pháp luật, quan hệ đại diện theo ủy quyền sẽ bị chấm dứt khi thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:  

– Theo thỏa thuận;

– Thời hạn ủy quyền đã hết;

– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

– Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

– Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

– Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

– Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ

Luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Quyền của người được ủy quyền sử dụng đất. Nếu còn vướng mắc về bạn viết hoặc những vấn đề pháp lý liên quan, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp: 

Người nhận ủy quyền sử dụng đất có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Người nhận ủy quyền sử dụng đất là người được thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp đối với thửa đất đó. Do đó, khi nhận quyền quyền sử dụng đất, người nhận ủy quyền không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất này.

Hợp đồng ủy quyền quyền sử dụng đất có phải công chứng không?

Đối với các hợp đồng liên quan đến đất đai, pháp luật chỉ có quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. 
Do đó, hợp đồng ủy quyền sử dụng đất không bắt buộc phải công chứng/ thực mà vẫn đảm bảo giá trị pháp lý.

5/5 - (1 vote)