Diện tích đất tách thửa là bao nhiêu?

13/11/2023 | 08:16 10 lượt xem Anh Vân

Hiện nay, thị trường bất động sản đang là một thị trường năng động được dự đoán sẽ còn phát triển trong thời gian tới. Do đó, vấn đề pháp lý xung quanh việc chia nhỏ đất đai đang được quan tâm đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này, chúng tôi sẽ gửi đến người dân những kiến ​​thức pháp luật cơ bản cần biết về việc phân chia đất đai để quá trình yêu cầu phân chia đất đai được dễ dàng hơn và trả lời câu hỏi Diện tích đất tách thửa là bao nhiêu? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé

Diện tích đất tách thửa là bao nhiêu?

Hiện nay nhu cầu tách thửa đất của người dân diễn ra rất thường xuyên. Khi muốn tách thửa thì phải đáp ứng đủ các điều kiện mới được tách thửa. Một trong các điều kiện đó là phải đạt diện tích tối thiểu để tách thửa. Về diện tích tối thiểu thì mỗi tỉnh thành lại quy định diện tích khác nhau. Nội dung dưới đây Luật đất đai chỉ trình bày diện tích tách thửa của 2 thành phố lớn như sau:

Tại hành phố Hà Nội

– Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

+ Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ 3 mét trở lên;

+  Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) đối với các xã còn lại:

Khu vựcMức tối thiểu
Các phường30 m2
Các xã giáp ranh các quận và thị trấn60 m2
Các xã vùng đồng bằng80 m2
Các xã vùng trung du120 m2
Các xã vùng miền núi150 m2

– Khi chia tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh. Thửa đất sau khi chia tách phải đảm bảo đủ điều kiện nêu trên.

Tại thành phố Hồ Chí Minh

Diện tích tối thiểu của thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa (sau khi trừ lộ giới) như sau:

Khu vựcThửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa
Khu vực 1:gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú.Tối thiểu 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét.
Khu vực 2:gồm các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và Thị trấn các huyện.Tối thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 mét.
Khu vực 3:gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn).Tối thiểu 80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 mét.
Diện tích đất tách thửa là bao nhiêu

Thủ tục tách thửa đất như thế nào?

Nhu cầu tách thửa đất ngày càng nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về quy trình tách thửa đất như thế nào và rất lúng túng gây mất nhiều thời gian công sức cũng như chi phí. Do vậy Luật đất đai sẽ tóm tắt các bước tách thửa đất.

Căn cứ Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục tách thửa đất như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị tách thửa đất

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa

Việc nộp giấy tờ khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận không được yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp thêm các giấy tờ khác ngoài các giấy tờ phải nộp theo quy định tại các Điều 8, 9, 9a, 9b và 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT và các giấy tờ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4, các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 6, các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 7, Khoản 1 Điều 8 của Thông tư liên tịch 88/2016/TT-BTC-BTNMT

– Khi nộp các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai, Điều 18, 31, 32, 33 và 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP (nếu có) để làm thủ tục đăng ký lần đầu hoặc đăng ký biến động theo quy định tại các Điều 8, 9, 9a, 9b và 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:

  • Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
  • Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
  • Nộp bản chính giấy tờ.

– Trường hợp nộp bản sao giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì:

Khi nhận Giấy chứng nhận, người được cấp Giấy chứng nhận phải nộp bản chính các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho cơ quan trao Giấy chứng nhận để chuyển lưu trữ theo quy định Thông tư 24/2014/TT-BTNMT;

Trừ các giấy tờ là giấy phép xây dựng;

Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.

– Khi nộp chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:

  • Nộp bản sao đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
  • Nộp bản sao và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
  • Nộp bản chính (đối với trường hợp có 2 bản chính).

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai đo đạc địa chính để chia tách thửa đất

Bước 3: Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách thửa

Bước 4: Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là thông tin về bài viết “Diện tích đất tách thửa là bao nhiêu?” mà Luật đất đai đã đề cập. Nếu có gặp vướng mắc hay nhu cầu dịch vụ về phí làm sổ đỏ đất ở nông thôn hay các vấn đề soạn thảo mẫu đơn hãy liên với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Câu hỏi thường gặp

Đất đấu giá có được tách thửa không?

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, đất đấu giá hoàn toàn có quyền được tách thửa nếu đáp ứng được đủ các điều kiện được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 và Điều 29 Nghị định 43/2014 hướng dẫn Luật Đất đai 2013 về tách thửa đất.

Diện tích đất tối thiểu để tách thửa tại Đà Nẵng bao nhiêu?

Tại thành phố Đà Nẵng
(1) Diện tích tối thiểu của thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải đảm bảo các điều kiện sau:
(i) Diện tích đất ở tối thiểu 50,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 3,0m được áp dụng cho các phường thuộc quận Hải Châu và quận Thanh Khê.
(ii) Diện tích đất ở tối thiểu 60,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 3,0m được áp dụng cho các khu vực sau đây:
Các phường thuộc quận Sơn Trà;
Phường Mỹ An, phường Khuê Mỹ thuộc quận Ngũ Hành Sơn;
Phường Khuê Trung, phường Hòa Thọ Đông thuộc quận Cẩm Lệ;
Phường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam thuộc quận Liên Chiểu.
(iii) Diện tích đất ở tối thiểu 70,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 3,5m được áp dụng cho các khu vực sau đây:
Phường Hòa An thuộc quận Cẩm Lệ;
Các phường còn lại thuộc quận Liên Chiểu, trừ các vị trí quy định tại (ii).
(iv) Diện tích đất ở tối thiểu 80,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 4,0m được áp dụng cho các khu vực sau đây:
Các phường còn lại thuộc quận Ngũ Hành Sơn, trừ các vị trí quy định tại (ii);
Các phường còn lại thuộc quận Cẩm Lệ, trừ các vị trí quy định tại (ii), (iii);
Vị trí mặt tiền Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 14G, ĐT 602, ĐT 605 thuộc địa phận huyện Hòa Vang.
(v) Diện tích đất ở tối thiểu 120,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 5,0m được áp dụng cho các xã thuộc huyện Hòa Vang, huyện Hoàng Sa, trừ các vị trí quy định tại (iv).
(2) Trường hợp tách thửa đất có diện tích đất tự mở đường làm lối đi, yêu cầu người sử dụng đất có văn bản tự nguyện hiến đất mở đường, có UBND phường, xã xác nhận và đường đi mới hình thành tối thiểu phải bằng với lộ giới kiệt hẻm tại khu vực theo quy định đối với các quận:
Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu; huyện Hòa Vang từ 5m trở lên và đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật trong khu vực, phần diện tích này thể hiện là đường giao thông.
(3) Diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa đối với khu vực đã có quy hoạch tỷ lệ từ 1/2.000 đến 1/500 để thực hiện dự án nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, chưa có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất (trừ dự án quy hoạch nâng cấp mở rộng đường, kiệt, hẻm):
Diện tích 100m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 4m đối với các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà.
Diện tích 150m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 4,5m đối với các quận: Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu.
Diện tích 200m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 5m đối với huyện Hòa Vang.

5/5 - (1 vote)