Hồ sơ nhận tiền bồi thường đất gồm những gì?

27/11/2023 | 07:24 35 lượt xem Loan

Hồ sơ nhận tiền bồi thường đất là một phần quan trọng trong quá trình đền bù, bồi thường khi có sự cần thiết thu hồi đất từ các chủ sở hữu đất để phục vụ cho các dự án công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc các mục đích quy hoạch khác. Quá trình chi trả nhận tiền bồi thường đất yêu cầu sự cẩn thận và chính xác. Điều này đảm bảo rằng các chủ sở hữu đất nhận được mức bồi thường công bằng và hợp lý cho việc thu hồi đất của họ. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm trong bài viết “Hồ sơ nhận tiền bồi thường đất gồm những gì?” của Luật đất đai nhé!

Hồ sơ nhận tiền bồi thường đất gồm những gì?

Hồ sơ nhận tiền bồi thường đất có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi của các chủ sở hữu đất khi phải chấp nhận thu hồi đất của họ. Quá trình bồi thường đất đòi hỏi sự công bằng, minh bạch và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. Hồ sơ này giúp tạo ra bằng chứng về diện tích đất bị thu hồi, giá trị đất và các yếu tố khác liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng đất.

1. Giấy chứng minh nhân dân (bản gốc + bản photo);

2. Sổ hộ khẩu gia đình (bản gốc + bản photo);

3. Bản cam kết bàn giao mặt bằng có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn;

4. Thông báo nhận tiền có xác nhận của cơ quan tổ chức thực hiện;

5. Quyết định thu hồi đất của hộ bị ảnh hưởng (nếu có);

Hồ sơ nhận tiền bồi thường đất gồm những gì?
Hồ sơ nhận tiền bồi thường đất gồm những gì?

6. Đối với trường hợp có đất bị thu hồi, thông báo nhận tiền phải có xác nhận của Chi nhánh Văn Phòng đăng ký đất đai;

7. Trường hợp nhận thay phải có giấy ủy quyền theo quy định.

Quy định về chi trả tiền bồi thường

Quy trình bồi thường đất và hồ sơ nhận tiền bồi thườngđất có thể thay đổi tùy theo quy định pháp luật và quy hoạch địa phương. Do đó, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ nhận tiền bồi thường đất, chủ sở hữu đất nên tham khảo các quy định và hướng dẫn của cơ quan chính phủ hoặc cơ quan quản lý địa phương có thẩm quyền.

Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Điều 30 Nghị định 47/2014/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 01/2017/NĐ-CP) như sau:

  • Việc trừ khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai vào số tiền được bồi thường quy định tại khoản 4 Điều 93 Luật Đất đai 2013 được thực hiện theo quy định sau đây:
  • Khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước nhưng đến thời điểm thu hồi đất vẫn chưa nộp;
  • Số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính quy định tại khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai được xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Trường hợp số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đến thời điểm có quyết định thu hồi đất lớn hơn số tiền được bồi thường, hỗ trợ thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó;

Nếu hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư thì sau khi trừ số tiền bồi thường, hỗ trợ vào số tiền để được giao đất ở, mua nhà ở tại nơi tái định cư mà số tiền còn lại nhỏ hơn số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó;

  • Tiền được bồi thường để trừ vào số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính gồm tiền được bồi thường về đất, tiền được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có).
Hồ sơ nhận tiền bồi thường đất gồm những gì?
Hồ sơ nhận tiền bồi thường đất gồm những gì?

Không trừ các khoản tiền được bồi thường chi phí di chuyển, bồi thường thiệt hại về tài sản, bồi thường do ngừng sản xuất kinh doanh và các khoản tiền được hỗ trợ vào khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.

  • Đối với trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở, nhà ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau:
  • Trường hợp tiền bồi thường về đất lớn hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch đó;
  • Trường hợp tiền bồi thường về đất nhỏ hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tái định cư thì người được bố trí tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP:

Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại mục 1 thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất.

  • Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất.
  • Việc ứng vốn để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo quy định sau đây:
  • Quỹ phát triển đất thực hiện ứng vốn cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để giao đất, cho thuê đất thực hiện theo Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất;
  • Người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì được ngân sách nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.

Mức được trừ không vượt quá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; số tiền còn lại (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án.

Trường hợp người được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào vốn đầu tư của dự án.

Người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất mà ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì được tham gia trong quá trình tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Hồ sơ nhận tiền bồi thường đất gồm những gì?”. Hãy theo dõi Luật đất đai để biết thêm nhiều kiến thức hay nhu cầu dịch tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ nhé!

Câu hỏi thường gặp

Thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Luật Đất đai 2013 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai 2013 thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về:
Mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có);
Thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ;
Thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có);
Thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Như vậy, thời gian, địa điểm để người dân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất được ghi rõ trong quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

 Người dân không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất xử lý thế nào?

Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.

5/5 - (1 vote)